Về trang Pháp luật

Thông tư số 42 cũng nêu rõ những quy định về giao dục hòa nhập cho người khuyết tật. Trong thông tư này đã hướng dẫn cụ thể để giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật được hiệu quả cần có được những điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện, đồ dùng học tập, đồ dùng dạy học, đồ chơi để thực hiện giáo dục hòa nhập. Thông tư ra đời thể hiện sự quan tâm của đảng và nhà nước dành cho người khuyết tật, với mong muốn tất cả mọi người dân đều được đến trường và hưởng nền giáo dục như nhau. Dưới đây là nội dung toàn bộ tháng tư.

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1.Thông tư liên tịch này quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật, bao gồm: ưu tiên nhập học và tuyển sinh; miễn, giảm một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục; đánh giá kết quả giáo dục; chính sách về học phí; chính sách về học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.
2.Thông tư liên tịch này áp dụng đối với người khuyết tật học tập trong các cơ sở giáo dục có dạy người khuyết tật, các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục), các tổ chức và cá nhân khác có liên quan. Thông tư liên tịch này không áp dụng đối với người khuyết tật học tập tại các cơ sở dạy nghề.

Trở về mục lục

Điều 2: Ưu tiên nhập học và tuyển sinh

1. Ưu tiên nhập học: Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với các quy định chung là 3 tuổi.
2. Ưu tiên tuyển sinh
a) Đối với trung học cơ sở, trung học phổ thông:
Người khuyết tật được hưởng chế độ tuyển thẳng vào trung học phổ thông như đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú và học sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định tại Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
b) Đối với trung cấp chuyên nghiệp:
Người khuyết tật được xét tuyển thẳng vào trung cấp chuyên nghiệp theo Quy chế tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Hiệu trưởng các tường trung cấp chuyên nghiệp hoặc các trường có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp căn cứ kết quả học tập ở phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét và quyết định tuyển thẳng vào học;
c) Đối với đại học, cao đẳng:
Người khuyết tật đặc biệt nặng được xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng. Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập ở phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét và quyết định tuyển thẳng vào học. – Người khuyết tật nặng được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng khi đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Trở về mục lục

Điều 3: Miễn, giảm một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục

Người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập học theo chương trình giáo dục chung. Trường hợp người khuyết tật không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chung, người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học hoặc một số môn học, hoạt động giáo dục cho phù hợp và được thể hiện trong Kế hoạch giáo dục cá nhân.
Người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt ở cơ sở giáo dục chuyên biệt hoặc lớp chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục học theo chương trình giáo dục chuyên biệt đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với từng dạng khuyết tật. Trường hợp người khuyết tật không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chuyên biệt, người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục cho phù hợp và được thể hiện trong Kế hoạch giáo dục cá nhân.

Trở về mục lục

Điều 4: Đánh giá kết quả giáo dục

Việc đánh giá kết quả giáo dục của người khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.
Đối với người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập, kết quả giáo dục môn học hoặc hoạt động giáo dục mà người khuyết tật đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chung được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà người khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung được đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân; không đánh giá những nội dung môn học, môn học hoặc nội dung giáo dục được miễn.
Đối với người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt, kết quả giáo dục của môn học hoặc hoạt động giáo dục mà người khuyết tật đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà người khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân.

Trở về mục lục

Điều 5: Xét lên lớp và cấp bằng tốt nghiệp

Đối với giáo dục phổ thông: Người đứng đầu cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục theo phân cấp căn cứ kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của người khuyết tật để xét lên lớp hoặc xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học, cấp bằng tốt nghiệp trung họ cơ sở, cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông đối với người khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung hoặc căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với người khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung để xét lên lớp hoặc xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học, cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Đối với giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp: Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp, căn cứ vào kết quả học tập, hoạt động giáo dục của người khuyết tật đáp ứng được các yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo để xét và cấp bằng tốt nghiệp.

Trở về mục lục

Điều 6: Chính sách về học phí

Người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định số 49/201/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 về miên giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015 và Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ.

Trở về mục lục

Điều 7: Chính sách học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập

1. Người khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các cơ sở giáo dục được hưởng học bổng mỗi tháng bằng 80% mức lương cơ saở theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ
– Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp được cấp học bổng 10 tháng/năm học; người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được cấp học bổng 9 tháng/ năm học.
– Không áp dụng chế độ này đối với các đối tượng người khuyết tật đã được hưởng học bổng chế độ chính sách theo quy định tại Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Người khuyết tật thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo đang học tập tại các cơ sở giáo dục được hỗ trợ kinh phí để mua sắm phương tiện, đồ dùng học tập với mức 1.000.000 đồng/ người/ năm.
Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập mà không cùng một lúc được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập khác nhau thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất.
3. Các cơ sở giáo dục công lập có người khuyết tật đang theo học được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để mua sách, tài liệu học tập, đồ dùng học tập đặc thù dùng chung, đảm bảo ở mức tối thiểu.

Trở về mục lục

Điều 8: Trình tự, thủ tục hồ sơ và phương thức chi trả học bổng và hỗ trợ mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật

1. Đối với người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục công lập
a) Trình tự, thủ tục và hồ sơ:
Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu năm học, người đứng đầu cơ sở giáo dục thông báo cho người khuyết tật học tại cơ sở giáo dục về chính sách đối với người khuyết tật và nộp một bộ hồ sơ bao gồm:
– Giấy chứng nhận về khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Nhà nước (bản sao có công chứng);
– Giấy chứng nhận là hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (bản sao có công chứng).
2. Đối với người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập

a) Trình tự, thủ tục và hồ sơ:
Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu năm học, người đứng đầu cơ sở giáo dục thông báo cho người khuyết tật học tại cơ sở giáo dục về chính sách đối với người khuyết tật và nộp một bộ hồ sơ theo hướng dẫn sau:

  • Đối với người khuyết tật học tập tại cơ sở giáo dục trực thuộc quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) quản lý gửi về phòng giáo dục và đào tạo.
  • Đối với người khuyết tật học tập tại các cơ sở giáo dục trực thuộc cấp tỉnh quản lý gửi về sở giáo dục và đào tạo;
  • Đối với người khuyết tật có hộ khẩu thường trú trên địa bàn, đang học tại các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp trong phạm vi cả nước gửi về phòng lao động – thương binh và xã hội.

Hồ bao gồm:

  • Đơn có xác nhận của nhà trường (mẫu đơn theo phụ lục);
  • Giấy chứng nhận về khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Nhà nước (bản sao có công chứng);
  • Giấy chứng nhận là hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (bản sao có công chứng).
  • Cơ sở giáo dục ngoài công lập có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị của người học trong vòng 10 ngày làm việc kiể từ ngày nhận được đơn đề nghị của học sinh, sinh viên.

b) Phương thức chi trả:

  • Phòng giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả học bổng và bổ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục trực thuộc cấp huyện quản lý;
  • Sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật đang học tại các cơ sở giáo dục trực thuộc cấp tỉnh quản lý;
  • Phòng lao động – thương binh và xã hội chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật có hộ khẩu thường trú trên địa bàn huyện, đang học tại các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập trong phạm vi cả nước.

b) Phương thức chi trả:

  • Phòng giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả học bổng và bổ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục trực thuộc cấp huyện quản lý;
  • Sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật đang học tại các cơ sở giáo dục trực thuộc cấp tỉnh quản lý;
  • Phòng lao động – thương binh và xã hội chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật có hộ khẩu thường trú trên địa bàn huyện, đang học tại các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập trong phạm vi cả nước.

c) Thời gian cấp học bổng và hỗ trợ chi phí: Việc chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện được thực hiện 2 lần trong năm: lần 1 chi trả vào tháng 9 hoặc tháng 10, tháng 11; lần 2 chi trả vào tháng 3 hoặc tháng 4, tháng 5.
Cơ quan thực hiện chi trả có trách nhiệm thông báo công khai về thủ tục, thời gian chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí cho người khuyết tật để thuận tiện cho người khuyết tật hoặc gia đình người khuyết tật được nhận chế độ chính sách theo đúng quy định.

Trở về mục lục

Điều 9: Quy định về dừng cấp học bổng và kinh phí hỗ trợ mua phương tiện, đồ dùng học tập

Người khuyết tật bỏ học hoặc bị buộc thôi học thì không được nhận học bổng và kinh phí hỗ trợ mua phương tiện, đồ dùng học tập kể từ thời điểm bỏ học hoặc bị buộc thôi học
Cơ sở giáo dục công lập nơi có người khuyết tật bỏ học hoặc bị buộc thôi học có trách nhiệm gửi thông báo cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp; cơ sở giáo dục ngoài công lập nơi người khuyết tật bỏ học hoặc bị buộc thôi học có trách nhiệm gửi thông báo về phòng giáo dục và đào tạo, phòng lao động – thương inh và xã hội, sở giáo dục và đào tạo chậm nhất 15 ngày làm việc kẻ từ ngày người khuyết tật bỏ học hoặc bị buc thôi học để dừng cấp học bổng và kinh phí hỗ trợ mua phương tiện, đồ dùng học tập.

Trở về mục lục

Điều 10: Nguồn kinh phí thực hiện

1. Kinh phí chi trả học bổng và hỗ trợ mua phương tiện, đồ dùng học tập cho người khuyết tật đang học tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc địa địa phương quản lý và các cơ sở giáo dục ngoài công lập được cân đối trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo hàng năm của ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương hỗ trợ theo nguyên tắc.
a) Hỗ trợ 100% nhu cầu kinh phí đối với các tỉnh, thành phố chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi.
b) Hỗ trợ 50% kinh phí đối với các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung ương dưới 50%.
c) Đôi với các địa phương điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương, phải sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện một phần hoặc toàn bộ chính sách; nếu hụt thu do nguyên nhân khách quan hoặc tăng thu thấp: sau khi đã sử dụng 50% số tăng thu ngân sách địa phương (nếu có) và 50% dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao mà vẫn còn thiếu thì ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ phần chênh lệch thiếu;
d) Các địa phương còn lại, ngân sách địa phương tự đảm bảo kinh phí thực hiện.
2.Kinh phí chi trả học bổng và hỗ trợ mua phương tiện, đồ dùng học tập cho người khuyết tật đang học tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc bộ, ngành quản lý: ngân sách trung ương đảm bảo 100% kinh phí đối với các đối tượng này và được cân đối trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo được giao hàng năm của các bộ, ngành.
Hàng năm, căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước.
 

Trở về mục lục