SƠ CẤP CỨU CƠ BẢN TRONG CHĂM SÓC TRẺ BẠI NÃO

Nguồn: Giảng viên Nguyễn Thanh Ngà
Cử nhân y tế công cộng – Trường Đại Học Y Tế Công Cộng
Thạc sỹ tâm lý học lâm sàng Trẻ em và vị thành niên – ĐH Giáo Dục – ĐH Quốc Gia Hà Nội

Bố mẹ cần lưu ý những gì?

Đầu tiên luôn cần chắc chắn rằng, bố mẹ cần phải an toàn trước và trang bị kiến thức khi cần thiết trong mọi tình huống xảy ra.

Bố mẹ cần bình tĩnh

Tai nạn thương tích thường gặp nói chung ở trẻ mà bố mẹ cần chú ý:

  • Ngã
  • Thương do vật sắc nhọn
  • Tai nạn giao thông
  • Ngộ độc
  • Điên giật
  • Đuối nước

SƠ CỨU CƠ BẢN MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP TRONG
CHĂM SÓC TRẺ BẠI NÃO

Tình huống 1: Trẻ bị sốt cao?

  • Nhiệt độ cơ thể bình thường của trẻ: dao dộng khoảng từ 36.5 -37.5 độ
  • Tùy thể trạng từng trẻ thì trên 37.5 độ có thể được coi là sốt
  • Sốt cao chớm 38.5 -39 độ thường trẻ sẽ có cơn co giật

Bố mẹ cần:

  • Làm hạ thân nhiệt của trẻ.
  • Cố gắng không sử dụng thuốc hạ sốt trừ trường hợp cần thiết.
  • Luôn bù nước cho trẻ khi trẻ sốt
  • Quan sát biểu cảm, biểu hiện và sắc mặt của con

Chuyên gia khuyên cách tốt nhất:

  • Chườm ấm: lau cho các con, lấy khăn ấm chườm lên trán
  • Ngâm con vào nước ấm: do khi sốt cao các mạch máu thường có xu hướng co lại, khiến bản thân trẻ luôn cảm thấy lạnh.
  • Thả con vào ngâm mình vào nước ấm, chỉ hở mặt khoảng 5 -10 phút (hoặc nước đã nguội) – có sử dụng đèn sưởi
  • Sau đó, đưa con ra ngoài lấy khăn lau khô và ủ ấm (không nhất thiết cần mặc quần áo)

Việc giảm nhiệt này không kéo dài lâu, có thể sau 15 phút, sau 1 tiếng con có dấu hiệu sốt lại thì tiếp tục cho con ngâm nước ấm

Cho con mặc thoải mái, tránh quấn chặt trong khăn khiến các con khó hô hấp

Tình huống 2: Trẻ bị đuối, sặc nước

Các địa điểm có thể xung quanh : trường học, nhà ở, nhà tắm hay chỉ đơn giản là vũng nước nhỏ cũng khiến trẻ có thể bị ngã.

Điều lưu ý đầu tiên, đối với bố mẹ cần tránh để xô nước, chậu trong nhà tắm.

Bố mẹ cần:

  • Đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí. Sau đó, bố/mẹ phải lay gọi trẻ.
  • Đặt đầu con thấp xuống nghiêng ra để nước trào ra.
  • Khi thổi ngạt cho trẻ, Bố/mẹ phải áp miệng thật sát vào mũi và miệng trẻ (đối với trẻ nhỏ).
  • Đối với trẻ lớn, áp sát miệng vào miệng trẻ và dùng tay bịt mũi trẻ để hơi thở đi vào phổi. Thổi ngạt liên tiếp 2 lần, mỗi lần khoảng 3 giây. Việc ép tim, thổi ngạt nên làm trong khoảng 5-10 phút.
  • Thấy trẻ phản ứng đáp lại hoặc khóc có nghĩa là trẻ vẫn còn thở được. Lúc này, việc cần làm là nhanh chóng lau khô người trẻ, ủ ấm và đưa đến bệnh viện. Trên đường đi, trẻ được đặt ở tư thế nằm nghiêng để đờm nhớt chảy ra ngoài

Các bước cấp cứu ngừng thở, ngừng tim

Tình huống 3: Trẻ bị ngã có chảy máu?

Bố mẹ cần:

  • Sát trùng vết thương hở bằng bông gạc và betadin
  • Cầm máu cho con
  • Tránh xoa dầu cho con kể cả vết thương hở, hoặc vết thương bị bầm tím

Chuyên gia khuyên:

  • Chườm đá ngay lập tức
  • Cầm máu bằng garo, sau đó phải nới xuống, không garo quá 5 phút gây hoại tử cánh tay

Các bước sơ cứu vết thương chảy máu

Tình huống 4: Trẻ sử dụng, hay bị thương bởi vật sắc nhọn?

Bố mẹ cần:

  • Không cần thiết việc phải ngăn cấm trẻ sử dụng các vật sắc nhọn
  • Hãy làm bạn của trẻ trong các tình huống này.
  • Hãy bảo ban con thay vì quát lớn khiến trẻ sẽ bị kích động

Chuyên gia khuyên:

  • Biến các tình huống đang gay cấn trở nên hài hước nhất có thể

Ví dụ: Lấy con dao từ tay con bằng cách: Con đang làm gì? / Bố/mẹ có thể cầm được không?, con dao quá to để con dùng?
Sau đó, nhẹ nhàng bình tĩnh tiến lại gần con.

  • Các con có xu huống thích làm vỡ cốc, hay sử dụng kéo bị đứt tay. Dùng giấy khô hoặc băng dính để dọn các mảnh vỡ. Xử lý vết thương cho con, nếu nặng thì cố gắng cầm máu và đưa con đến cơ sở y tế gần nhất
  • Bố mẹ nên bình tĩnh và dành thời gian cho con nhiều hơn.

Tình huống 5: Trẻ bị sặc, hóc dị vật?

Thường thì các trẻ bại não khó khắn trong việc cho trẻ ăn, trẻ dễ bị sặc khi mà trẻ có thể có đờm, khó nuốt, ưỡn lên xuống khi đang ăn.

Đường nuốt, và đường thở khi bị tắc do sặc, do dị vật vô cùng nguy hiểm

Bố mẹ cần:

  • Sơ cấp cứu ban đầu theo chuyên gia hướng dẫn
  • Làm kịp thời để tránh nguy hiểm sau, trẻ dễ tím tái.

Chuyên gia khuyên:

  • Nghiêng con, không dốc quá để đầu con thấp xuống sao cho nước hay tác nhân khiến con hóc trào ra ngoài
  • Vỗ, đẩy hướng tay xuống dưới, về đằng trước, không phải vỗ vuông góc.
  • Bạn bé (3-4 tháng / sơ sinh) thì bằng tay đỡ
  • Bạn lớn thì ngồi, để nằm lên đùi, và cẳng tay tạo một góc dốc để nôn trớ ra các dị vật
  • Hô hấp nhân tạo:
  • Cơ chế đưa khí vào – Ngửa, đưa khí ra – Úp
  • Cho con ngửa đầu ra (kê một gối dưới gáy). một tay ép tim, một tay bịt mũi trẻ.
  • Khi dị vật vào mũi, một tay bịt mũi để cho trẻ thở bằng miệng, miễn sao cho dị vật không bị tụt sâu vào trong.
  • Trẻ hen suyễn: do ngạt mũi vì các mạc co lại → cho con ngâm trong nước ấm nóng, bốc hơi nước → dễ thở dễ chịu như xông hơi.

Sơ cứu hóc dị vật ở trẻ nhỏ

Tình huống 6: Trẻ bị bỏng

  • Có 2 loại bỏng: bỏng nóng và bỏng lạnh.
  • Phân loại độ bỏng dựa trên diện tích và độ sâu của bỏng.

Bố mẹ cần biết:

  • Sơ cấp cứu ban đầu cực kì quan trọng:
  • Nhanh chóng loại bỏ các tác nhân gây bỏng

Chuyên gia khuyên:

  • Bỏng nóng hay điện giật cần cho trẻ tiếp xúc ngay vào nước mát, có thể cho đá vào nước, xả ít nhất 10 phút
  • Bố mẹ cần lưu ý, các vết thương hở, rất dễ nhiễm trùng. Sau khi xả xong, sử dụng băng gạc, không quấn quá chặt hoặc màng bọc thực phẩm rồi nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế.

→ Việc ngâm nước lạnh sẽ làm giảm sự lan tỏa của bỏng xuống bộ phận sâu dưới da.

  • Nếu vết thương bỏng phồng rộp thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cấp cứu, bố mẹ nên tránh làm các nốt phỏng bị vỡ.
  • Khi xả nước lạnh, bố mẹ có thể dùng kéo cắt quần áo để vết thương có thể được tiếp xúc nhanh với nước
  • Đặc biệt: Bố mẹ không nên bôi các thuốc ngoài da nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Các bước sơ cứu trẻ bị bỏng nhiệt

Tình huống 7: Các tình huống khác

DỊ VẬT VÀO MẮT

  • Bố mẹ tránh để con dụi mắt, chớp mắt
  • Dùng nước muốc sinh lý đổ ra bát để cho con chớp mắt, hoặc cho trực tiếp nước nhỏ mắt sinh lý, rửa các bụi bẩn
  • Sau đó nhanh chóng đưa con đến các cơ sở y tế nhanh nhất

CÔN TRÙNG VÀO TAI

  • Nhỏ nước muối sinh lý, để côn trùng ra ngoài

ONG, CÔN TRÙNG, RẮN CẮN

  • Di chuyển con xa ra khỏi tầm hoạt động của con rắn.
  • Trấn an con bị rắn cắn, giữ tâm lý bình tĩnh, hạn chế cử động, bất động chi bị cắn bằng nẹp, để làm chậm sự lây lan của nọc độc.
  • Tháo bỏ đồ trang sức và nới lỏng quần áo nhằm tránh gây chèn ép và làm sưng vết thương.
  • Điều chỉnh tư thế cho vùng bị rắn cắn nằm thấp hơn tim, ngay cả trong lúc được vận chuyển đến bệnh viện (có thể cầm theo xác con rắn hay chụp lại hình ảnh rắn cắn, mô tả loại rắn cắn).
  • Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý.
  • Dùng một miếng gạc khô và sạch để băng kín vùng bị cắn.

KHÔNG NÊN:

  • Khi thấy người bị rắn cắn không nên chờ đợi mà đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế thăm khám; không nên có tâm lý chủ quan, chỉ khi thấy những biểu hiện nghiêm trọng như suy hô hấp, vết thương hoại tử lan rộng,… mới cần cấp cứu.
  • Không nên áp dụng những bài thuốc dân gian để sơ cứu người bị rắn cắn nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Không sử dụng băng garo cột chặt vùng bị rắn cắn để tránh làm đau nạn nhân, cản trở lưu thông máu đến các chi gây hoại tử.
  • Không tự ý chườm lạnh, bôi hóa chất, đắp lá cây,… lên vết thương hoặc uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Không rạch, đâm chích vết thương hoặc cố gắng loại bỏ nọc độc để tránh làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng.
  • Người bị rắn cắn không nên dùng thức uống có chứa caffeine hoặc rượu vì chúng có thể làm tăng tốc độ hấp thụ nọc độc của cơ thể.
  • Không nên cố gắng bắt bằng được rắn mà nên ghi nhớ màu sắc, hình dạng và cách rắn tấn công. Nếu có thể, hãy chụp ảnh rắn từ khoảng cách an toàn để giúp bác sĩ nhận dạng và hỗ trợ cho quá trình điều trị nhanh chóng hơn.

GÃY XƯƠNG

  • Cố định vết thương
  • Nhất là các khớp phải cố định đầu trên khớp và đầu dưới khớp tránh con cử động, xê dịch
  • Gãy xương thường con rất buốt
  • Sử dụng những tấm ván cứng để cố định chắc chắn

Các tip sơ cứu đúng cách khi bị gãy xương 

Tài liệu phục vụ chương trình “Nâng cao năng lực cho cha mẹ trong chăm sóc và trị liệu cho trẻ bại não” của Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam. Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn.

PHP Code Snippets Powered By : XYZScripts.com
Gọi ngay