1. Các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của xã hội về chứng bại não
Chiến dịch Màu xanh lá GoGreen4CP tháng 10/2024 sôi động để lại nhiều dấu ấn nổi bật. Tuần hành đi bộ nhân “Tháng hành động vì trẻ em và người bại não Việt Nam” cùng với giải chạy thiện nguyện “Nâng bước chân em” mùa thứ 6 thu hút gần 1000 người tham gia gây quỹ cho trẻ em bại não.
Các hoạt động diễn ra sôi nổi như: các gian hàng truyền thông cho ngày Thế giới nâng cao nhận thức về chứng bại não như Triển lãm Tranh “Lê La” của người CP trưởng thành, chương trình “Thiệp xanh yêu thương” của mọi người gửi đến trẻ em bại não,…Tham gia Lễ hội BridgeFest2024 tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm) – lễ hội dành cho các tổ chức xã hội, cộng đồng để truyền thông về chứng bại não, giới thiệu CPFAV và các hoạt động của CPFAV.
Tăng cường độ phủ sóng và xuất hiện trên các kênh truyền thông của truyền hình quốc gia và các đầu báo nổi bật. CPFAV tham gia và xuất hiện trên nhiều trên các trang diễn đàn quốc tế, trở thành thành viên tích cực được Hiệp hội bại não thế giới ICPS liên tục nhắc tên trong các dịp sự kiện Ngày bại não thế giới 6/10, Ngày Quốc tế người khuyết tật 3/12.
2. Các chương trình cho cha mẹ và hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ bại não
Duy trì và phát triển dự án “Thoát khỏi sàn nhà” – hỗ trợ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho trẻ bại não trên phạm vi cả nước, bao gồm:
2.1. Các chương trình hỗ trợ cha mẹ
– Tổ chức được 10 buổi học chuyên môn nâng cao năng lực cho cha mẹ với các chủ đề:
+ “Cách nhận biết trẻ bại não, hướng chăm sóc và điều trị”- Bác sĩ CK2 Vũ Thị Vui – Nguyên trưởng khoa Điều trị và Chăm sóc trẻ bại não, Bệnh viên Châm cứu Trung Ương
+ “Các bài tập mạnh vùng cơ chi dưới” – Nhà chuyên môn Nguyễn Thị Kim Huệ – Trung tâm PHCN VinaHealth
+ “Vận động tinh bàn tay cho trẻ” – Nhà chuyên môn Nguyễn Thị Thùy Linh – Trung tâm PHCN VinaHealth
+ Hướng dẫn bài tập “Vận động miệng cho trẻ” – Nhà chuyên môn Nguyễn Diệu Mỹ – Trung tâm PHCN VinaHealth
+ Cách tạo động lực trong luyện tập tại nhà cho trẻ bại não – Thầy Nguyễn Đức Sinh – Thạc sĩ ngôn ngữ trị liệu, Cử nhân vật lý tri liệu, Đại học Y Dược HCM
+ Giới thiệu mô hình hoạt động của trung tâm Đắc Thắng – Chị Lê Minh Lan – Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Đắc Thắng. Trung tâm Đắc Thắng là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở chính tại Nanning và Myanma. Hoạt động được trên 10 năm về phục hồi chức năng và tái hoà nhập cộng đồng cho trẻ mắc di chứng liệt não( Celebral Pancy). Tổ chức này đã thành lập chi nhánh tại Việt Nam đóng trụ sở tại 253 Vĩnh Hưng Hoàng Mai Hà Nội. Được thành lập với mục đích chia sẻ bớt gánh nặng cho các gia đình có con mắc CP. Trung tâm áp dụng phương pháp giáo dục có hướng dẫn (GDCHD) đã và đang áp dụng có hiệu quả ở nhiều quốc gia trên thế giới.
+ Giải đáp chương trình kết hợp đa ngành trong điều trị phẫu thuật chỉnh hình cho trẻ bại não – Với sự tham gia của: GS Trần Anh Tôn – Giám đốc Ngoại khoa, chuyên gia chỉnh hình Nhi, đại học Monash, Australia. TS BS Hoàng Hải Đức – Trưởng khoa chỉnh hình, bệnh viện Nhi Trung Ương. BS CKI Huỳnh Mạnh Nhi – bác sĩ điều trị, khoa Nhi, bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM cùng đội ngũ bác sĩ, KTV của chương trình.
“Kết hợp đa ngành trong điều trị phẫu thuật chỉnh hình cho trẻ bại não” – là chương trình chương trình kết hợp giữa phẫu thuật chỉnh hình – chăm sóc – phục hồi chức năng sau mổ được thực hiện bởi các chuyên gia nước ngoài – Khoa Chỉnh hình Bệnh viện Nhi TW và Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam – CPFAV. Trẻ đủ điều kiện phẫu thuật trong chương trình sẽ được thực hiện phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi TW, đánh giá và hướng dẫn phục hồi chức năng định kỳ 3 tháng/lần bởi GS.TS.BS Trần Anh Tôn – Giám đốc Ngoại khoa, Đại học Monash, Australia và kỹ thuật viên phục hồi chức năng. Năm 2023, chương trình đã tổ chức khám, đánh giá cho 134 trẻ bại não, chỉ định phẫu thuật cho 43 trẻ trong đó đã hoàn thành phẫu thuật cho 17 trẻ và đạt được hiệu quả cao sau phẫu thuật.
+ Áp dụng trị liệu tăng cường phối hợp vận động thô và vận động tinh cho trẻ CP (HABIT – ILE) – Nghiên cứu sinh Tiến sĩ Nguyễn Mai Ngọc Đoan – Bộ môn PHCN Đại học Y Dược HCM
– Tổ chức được 9 buổi hỗ trợ tâm lý cho cha mẹ hàng tuần với các chủ đề sau:
+ “Hạnh phúc là lựa chọn” – Chuyên gia Lê Thị Thanh Phương – Chuyên gia tâm lý trị liệu, trung tâm tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam
+ “ Ghi nhận hiện tại để chiếu sáng tương lai” – Chuyên gia Vũ Thị Ngần – Chuyên gia tâm lý trị liệu, trung tâm tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam
+ “Quản lý bản thân – An vui, đồng hành” – Chuyên gia Nguyễn Thị Hải – Chuyên gia tâm lý trị liệu, trung tâm tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam
+ “ Kiến tạo hạnh phúc tự thân” – Chuyên gia Lê Thị Thanh Phương – Chuyên gia tâm lý trị liệu, trung tâm tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam
+ “ Sức mạnh của bình an tâm trí” – Chuyên gia Vũ Thị Ngần – Chuyên gia tâm lý trị liệu, trung tâm tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam
+ “ Đồng hành cùng 2 con bị bệnh” – Mẹ Trần Mai Vy
+ “ Trò chuyện cùng các bạn bại não trưởng thành” – Chị Nguyễn Thùy Chi – Chủ nhiệm CLB CP Trưởng thành Việt Nam và Anh Tạ Duy Anh – Ủy viên BCN CLB Trưởng thành Việt Nam
+ “Sức khỏe tâm thần và chiến lược ứng phó của người chăm sóc trẻ bại não” với chủ đề “Mình thay đổi cho đời hạnh phúc” với sự chia sẻ của cô Nguyễn Thị Ngọc – Ths. Trị liệu tâm lý và y khoa, giảng viên công tác xã hội và tâm lý
+ Tiếp tục chủ đề “Sức khỏe tâm thần và chiến lược ứng phó của người chăm sóc trẻ bại não” với sự chia sẻ của TS.BS. Nguyễn Thị Mai Hiên, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý Trị liệu Việt Nam và chị Nguyễn Thị Diệu Anh – Chuyên gia về lĩnh vực Tâm lý cha mẹ
– Tiếp tục thực hiện dự án “Chăm con cho mẹ đi làm” – nơi chăm sóc trẻ miễn phí để các mẹ an tâm gửi con đi làm, dưới sự tài trợ của Stryker Australia Pty Ltd, tại trụ sở Văn phòng CPFAV – 1074 La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội. Đến tháng 04/2024, mô hình được mở rộng tại Đắc Lắc với sự tài trợ của Quỹ Từ tâm Đắc Lắc. Dự án ra đời nhằm giúp đỡ những người mẹ có con bị bại não có thời gian đi làm, tiếp xúc xã hội và mang lại thu nhập cho gia đình hoặc có thời gian để giải quyết các nhu cầu cơ bản của cá nhân, đồng hành cùng con lâu dài.
2.2. Các chương trình hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ bại não
– Tổ chức được 5 chương trình khám, đánh giá, hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ bại não tại Nam Định (02), Phú Thọ (01), Hà Nam (01) và Thanh Hóa (01)
– Chương trình “Kết hợp đa ngành trong điều trị phẫu thuật chỉnh hình cho trẻ bại não” – là chương trình chương trình kết hợp giữa phẫu thuật chỉnh hình – chăm sóc – phục hồi chức năng sau mổ được thực hiện bởi các chuyên gia nước ngoài – Khoa Chỉnh hình Bệnh viện Nhi TW và Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam – CPFAV. Trẻ đủ điều kiện phẫu thuật trong chương trình sẽ được thực hiện phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi TW, đánh giá và hướng dẫn phục hồi chức năng định kỳ 3 tháng/lần bởi GS.TS.BS Trần Anh Tôn – Giám đốc Ngoại khoa, Đại học Monash, Australia và kỹ thuật viên phục hồi chức năng.
+ Đến tháng 6 năm 2024, chương trình đã hoàn thành phẫu thuật cho 22 trẻ và đạt được hiệu quả cao. Sau phẫu thuật, CPFAV có cán bộ chuyên trách lập hồ sơ theo dõi từng trẻ đã được phẫu thuật để kịp thời nhắc nhở, hỗ trợ các gia đình lịch tái khám, tái hướng dẫn và duy trì luyện tập cho con tại nhà. Định kỳ báo cáo tập luyện/tháng, kết nối chuyên gia hỗ trợ kịp thời trong quá trình phục hồi của trẻ.
+ Tháng 09/2024, chương trình đã tiếp tục tổ chức khám, đánh giá, tư vấn cho 103 trẻ bại não trong đó 12 trẻ được chỉ định phẫu thuật.
– Trao tặng 100 dụng cụ chỉnh hình và hỗ trợ tư thế cho trẻ bại não (bao gồm xe lăn, dụng cụ tập luyện, giày nẹp,…)
– Tổ chức chương trình “Khám, chữa bệnh và tư vấn chăm sóc răng miệng cho trẻ bại não” 2024 do Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (BUH) phối hợp với Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam (CPFAV) thực hiện.
3. Các chương trình hỗ trợ hòa nhập và hướng nghiệp
– Trao 134 suất Học bổng “Siêu nhân đến trường” – điểm sáng của hoạt động hỗ trợ hoà nhập tại Văn phòng Hội và các Chi Hội trên cả nước. Chương trình trao học bổng Siêu nhân đến trường đã bước sang năm thứ 6 với nhiều gương sáng về nghị lực của trẻ CP trong hành trình hòa nhập đến trường.
– Tổ chức chương trình “Xuân ấm áp, Tết yêu thương”: Trải nghiệm gói bánh chưng và trao quà cho trẻ bại não nhân dịp Tết Nguyên Đán tại Văn Phòng Hội.
– Thực hiện chương trình “Siêu nhân khai bút đầu xuân” với 36 trẻ bại não tham gia, cổ vũ cho phong trào học tập trong cộng đồng trẻ bại não.
– Lớp học Siêu nhân – lớp học cho trẻ bại não học hoà nhập vào cuối tuần ngày càng phát triển với đa dạng hình thức học tập và các hoạt động ngoại khoá, thu hút thêm trẻ bại não tham gia: Trẻ bại não tham gia chung kết cuộc thi “Tiểu thần Toán Quốc Tế năm 2024” tại Hà Nội
– Tổ chức cuộc thi ảnh “ Du xuân CP 3 miền” với 40 bạn CP thuộc CLB Người trưởng thành sống chung với CP tham gia.
– Tổ chức lớp học tiếng Anh cơ bản cho cộng đồng người CP: Lớp được tổ chức hàng tuần với bài giảng được thiết kế phù hợp với nhu cầu và khả năng của học viên
– Tổ chức các hoạt động dã ngoại, giải trí, giao lưu cho trẻ CP và người CP thuộc CLB Hòa nhập và hướng nghiệp; CLB Người trưởng thành sống chung với CP:
+ Chương trình “ Siêu nhân vui khỏe – Gắn kết yêu thương” với các hoạt động thể thao, giải trí ngoài trời tại gia trang của MTQ tại Thái Bình
+ Ngày hội “Trợ lý cá nhân”: Hoạt động nhằm tri ân đội ngũ hỗ trợ, đồng thời là dịp để các bạn trợ lý hiểu nhau và đoàn kết với nhau nhiều hơn, tạo thuận cho quá trình làm việc hàng ngày. Trong ngày hội này, các bạn sẽ cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm làm nghề, bày tỏ nguyện vọng và chơi các trò chơi tập thể để tăng cường gắn kết giữa các thành viên trong đội ngũ
+ Người bại não tham gia sự kiện trải nghiệm bộ môn Karting Slamon tại Việt Nam. Karting Slalom là một bộ môn đua xe ô tô thể thao tính giờ trong hệ thống thi đấu của Liên đoàn Ô tô Quốc tế (FIA), sử dụng loại xe Kart 4 thì – dòng xe thuộc họ xe công thức (formula) với bánh xe nằm ngoài thân vỏ xe. Đây là bộ môn được yêu thích trên toàn thế giới cũng như được ưa chuộng bởi nhiều bạn trẻ và phụ huynh bởi tính giáo dục cao, quy trình tổ chức chặt chẽ đảm bảo sự an toàn tối đa cho người chơi
– Đại diện CLB Người trưởng thành sống chung với CP, đại diện CLB Hòa nhập và hướng nghiệp cho trẻ bại não đã tham gia các chương trình tập huấn, tọa đàm, đóng góp ý kiến của cộng đồng người CP với các tổ chức
+ Tham gia chương trình họp kỹ thuật “Công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận khám chữa bệnh thuận tiện và an toàn” do Liên hiệp Hội về người khuyết tật Việt Nam phối hợp với Trung tâm hỗ trợ Sống độc tập tổ chức
+ Tham gia tập huấn “Đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam”, tại Hà Nội do Liên hiệp hội người khuyết tật Việt Nam (VFD) và Viện nghiên cứu và Quản lý phát triển bền vững (MSD) tổ chức
+ Tham gia buổi chia sẻ kiến thức “Kỹ năng chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho thanh thiếu niên khuyết tật” do viện ACDC tổ chức
4. Các chương trình, dự án sinh kế cho gia đình và người bại não trưởng thành
Tiếp tục thực hiện Dự án “Hướng nghiệp và việc làm cho người bại não và phụ huynh trẻ bại não” với mô hình “Tổ chim Cúc cu – Đặc sản 3 miền” – đang tạo việc làm cho 01 phụ huynh và 06 người bại não tại Hà Nội.
Tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ vốn sinh kế không hoàn lại cho người bại não trưởng thành.
5. Các chương trình cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ em và người bại não
– Tặng 550 suất quà Tết 2024 cho trẻ bại não đặc biệt khó khăn với tổng quà tặng 330.000.000đ từ nguồn tài trợ của Quỹ Thiện Tâm.
– Tặng 250 suất quà thuộc chương trình “ Chiến dịch Tết xanh” cho người bại não trưởng thành và trao tặng 678 suất quà Tết tổng trị giá 434,140,000đ cho trẻ ở các chi hội thông qua thông qua kêu gọi trực tiếp và sự kết nối từ các địa phương.
– Thực hiện chương trình “Quỹ thuốc siêu nhân” – hỗ trợ trẻ em và người bại não trưởng thành khó khăn phải nằm viện dài ngày. Mỗi hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ 1,000,000đ được CPFAV xác minh, nguồn hỗ trợ từ Quỹ Thiện Tâm. Năm 2024, chương trình đã hỗ trợ kịp thời 42 trường hợp trẻ bại não, động viên các gia đình vượt qua giai đoạn khó khăn.
– Chương trình “Bảo trợ Gia đình siêu nhân” năm 2024 đã thực hiện bảo trợ được 102 trẻ bại não trong các gia đình đặc biệt khó khăn. Mỗi gia đình nhận được phần quà bảo trợ là hiện vật, bao gồm đồ dùng và thực phẩm thiết yếu tương đương 500,000 đồng/tháng, được trao định kỳ 3 tháng/lần.
– Năm thứ 4 duy trì Mái ấm Gia đình Siêu nhân, là nơi lưu trú miễn phí cho các gia đình có trẻ bại não tại Hà Nội. Năm 2024, mái ấm tiếp tục hoạt động với sự bảo trợ trực tiếp của công ty TNHH Đầu tư và sản xuất Đại Việt Daveco Group. Tháng 10/2024, tiếp tục mở thêm 01 Mái ấm Gia đình siêu nhân tại Tỉnh Thái Nguyên.
– Hỗ trợ 28 gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi tại các tỉnh Quảng Ninh, Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai, Tuyên Quang, Nam Định, Thái Bình, Bắc Giang và vùng ven Hà Nội bằng tiền mặt và dụng cụ tập luyện của trẻ đã bị hư hỏng trong bão lũ. Tổng trị giá hỗ trợ 117.750.000 (Một trăm mười bảy triệu, bảy trăm năm mươi ngàn đồng chẵn./.)
– Trao 01 sổ tiết kiệm trị giá 150.349.999 (Một trăm năm mươi triệu, ba trăm bốn mươi chín ngàn, chín trăm chín mươi chín đồng./.) cho em Nguyễn Thị Diệu Châu là trẻ bại não, con chị Trương Thị Mai Ân – thành viên BCH Hội Gia đình trẻ em và người bại não Việt Nam bị tai nạn mất trong vụ sạt lở ở Nguyên Bình, Cao Bằng.
– Tiếp nhận ủng hộ của nhiều các cá nhân, tổ chức trao tặng đến trẻ em bại não Việt Nam.
6. Các hoạt động xây dựng cộng đồng
– Tích cực tham gia các hoạt động trong và ngoài cộng đồng, như: tham gia Ngày hội thể thao thân thiện cho trẻ khuyết tật trí tuệ và khuyết tật phát triển tại Hội An; tham dự Chương trình chung của Liên hợp quốc “Cùng nhau hợp tác vì một tương lai hòa nhập – Thực hiện Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (CRPD) thông qua hợp tác hiệu quả” diễn ra tại Trung tâm Đào tạo cán bộ và phục hồi chức năng cho người mù tại Hà Nội tháng 06/2024; tham gia truyền thông và gây quỹ tại chương trình của các đối tác, MTQ: đêm nhạc “Nhớ Trịnh” trong Không gian nghệ thuật Trà hoa Lũa tại Hà Nội; Lễ hội ‘Festival Phở 2024” tại Nam Định, Trung tâm đào tạo trị liệu tự nhiên Cánh Sen Hồng,…
– Đón tiếp nhiều tổ chức, cá nhân đến thăm và tìm hiểu hoạt động hội để cùng đồng hành và phát triển: Đại diện Angels’ Haven Việt Nam (AH) – Một Tổ chức Phi chính phủ Hàn Quốc thực hiện dự án về người khuyết tật tại Việt Nam; đại diện quỹ Đồng lòng, Quỹ Bông Hồng Nhỏ, các phòng khám, trung tâm: Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học Tâm lý Giáo dục Phục hồi chức năng VinaHealth, Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền cơ sở Mỹ Đình, Trung tâm đào tạo trị liệu tự nhiên Cánh Sen Hồng, Liên hiệp các tổ chức chăm sóc người già và người khuyết tật Korean Care Social Cooperative Hàn Quốc, học sinh trường TH School, …..
– Tổ chức các chương trình giao lưu, gặp mặt, trao quà, động viên tinh thần, vật chất cho trẻ bại não
+ Tổ chức Quốc Tế Thiếu Nhi – 01/06 tại nhiều địa phương trên cả nước như: Hà Nội, Hải Dương, Hòa Bình, Nghệ An, TPHCM, Bình Dương…
+ Tổ chức Tết Trung Thu tại nhiều địa phương như: Nghệ An, Hà Nam, Thái Nguyên, Thái Bình, Đồng Nai, Bình Dương..
7. Hợp tác quốc tế phát triển mạnh mẽ
CPFAV tiếp tục củng cố vai trò là thành viên và tham gia vào nhiều hoạt động của Hiệp hội bại não quốc tế (ICPS).
Thiết lập được mối quan hệ với Liên minh bại não Úc (CPA) bằng việc Ban lãnh đạo CPA đã cam kết hỗ trợ cho CPFAV xây dựng đồng các gia đình, trẻ em và người CP phát triển tại Việt Nam. Đầu năm 2024, nhiều dự án của CPFAV đã được đề xuất lên CPA và chờ đợi những cơ hội hợp tác trong thời gian tới.
Thiết lập được mối quan hệ với Đại học Sydney, Bệnh viện Childrens’s Hospital Westmead (Úc), Viện Nghiên cứu Việt – Úc, Trung tâm sống độc lập tại Nhật Bản, các tổ chức khuyết tật và người già tại Hàn Quốc,… để triển khai các chương trình cho trẻ bại não tại Việt Nam.
8. Tích cực tham gia vào nghiên cứu khoa học và đào tạo
Năm 2024, CPFAV tích cực tham gia nhiều đề tài, tham luận quốc tế và trong nước về bại não và gây quỹ.
– Tiếp tục đồng hành triển khai dự án “Tăng cường bao phủ tiêm chủng cho trẻ khuyết tật Việt Nam” AETAP-PPI do Bộ Ngoại giao và Thương mại Chính phủ Úc (DFAT) tài trợ. Đề tài được triển khai bởi nhóm Giáo sư Đại học Sydney và Bệnh viện Nhi đồng Westmead.
– Đại diện CPFAV – Chị Nguyễn Phương Hà tham gia và chia sẻ nhiều chủ đề trong khuôn khổ diễn đàn CP360 do ICPS Cerebral Palsy International dẫn đầu tổ chức. (Diễn đàn trực tuyến Gia đình CP360 do Hiệp hội bại não thế giới ICPS dẫn đầu tổ chức, được thực hiện với mong muốn lắng nghe chia sẻ của phụ huynh có trẻ CP cũng như những người CP trưởng thành trong việc phát hiện sớm và can thiệp sớm CP và ý kiến của họ trong cách xây dựng một quy trình hiệu quả cho thế hệ tương lai. Tất cả nhằm chuẩn bị cho chiến dịch giảm độ tuổi phát hiện CP và thúc đẩy các biện pháp can thiệp dựa trên thực chứng có hiệu quả trong những năm đầu đời của trẻ trên phạm vi toàn cầu).
– Đại diện CPFAV – Chị Nguyễn Thùy Chi – Phó chủ tịch Hội, Chủ nhiệm câu lạc bộ Người trưởng thành sống với chứng CP tham gia và chia sẻ tại sự kiện trực tuyến “Redefining Everyday Triumphs – Parents with Cerebral Palsy: Expectations vs Reality” (tạm dịch: Người CP trong vai trò làm cha mẹ – Kỳ vọng và thực tế) được tổ chức bởi Nhóm làm việc ICPS Cerebral Palsy International về người lớn mắc CP hợp tác với Cerebral Palsy Europe (CP-ECA)
– Chị Đinh Thị Lan Anh – Chủ tịch Hội tham gia nhiều hoạt động đào tạo của Cục Trẻ em, Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội, MSD Việt Nam,… chia sẻ kinh nghiệm về Hỗ trợ hòa nhập cho trẻ em khuyết tật, chăm sóc phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho trẻ khuyết tật và chia sẻ kinh nghiệm gây quỹ cộng đồng, chiến lược xây dựng và phát triển tổ chức.