Tổng quan về bệnh

Triệu chứng

Cha mẹ có thể phát hiện sớm trẻ bị bại não thông qua các dấu hiệu sau:

  • Khi đẻ ra không khóc ngay hoặc khóc yếu, tím tái.
  • Sau khi sinh thường mềm nhũn, không vận động.
  • Đầu rũ xuống, không ngẩng lên được.
  • Khó bế ẵm, tắm rửa, thay quần áo cho trẻ vì người trẻ cứng đờ.
  • Co giật: bất tỉnh, sùi bọt mép
  • Chậm biết giữ đầu cổ, chậm biết lẫy, ngồi, bò…
  • Có khiếm khuyết về sử dụng bàn tay trong cầm nắm và thực hiện các hoạt động.
  • Không nhận biết mẹ hoặc những người thân, chậm kỹ năng giao tiếp sớm.
  • Không quay đầu đáp ứng với âm thanh, đồ chơi có màu sắc, không nhìn vào mặt mẹ, người thân.
  • Không biết hóng chuyện, biểu lộ tình cảm, không quay đầu theo tiếng động.
  • Không thể hiện nét mặt, không dùng mắt để thể hiện vui thích.
  • Mút, bú khó khăn, hay sặc sữa.
  • Hay chảy dãi, khò khè, tăng tiết dịch mũi họng…
  • Có rối loạn cảm giác nông như nóng, lạnh, đau.
  • Các biểu hiện khác: lác mắt, sụp mí, giảm, mất khả năng nhìn, nghe kém, méo miệng…

Nguyên nhân

Bại não không chỉ để lại hậu quả nặng nề cho chính bản thân trẻ, gia đình các em mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội. Dưới đây là những nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị bại não:

Một số nhóm nguyên nhân gây bại não

1. Nguyên nhân trước sinh

Nhiễm trùng và các bệnh lý khác trong thời kỳ mang thai

Các nhiễm trùng ở phụ nữ có thai như nhiễm rubella (sởi Đức), các virus trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây tổn thương não của bào thai và gây bại não sau này. Các nhiễm trùng khác như nhiễm trùng ối, nhiễm trùng hệ tiết niệu – sinh dục, tiểu đường, nhiễm độc thai nghén… của người mẹ cũng có thể gây nên sinh non, một nguy cơ khác của bại não.

Thiếu oxy não bào thai

Khi chức năng của nhau thai bị giảm sút (suy nhau thai) hoặc bị bóc tách khỏi thành tử cung trước khi sinh (nhau bong non) hoặc do chảy máu có thể làm giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi.

Các bất thường bẩm sinh khác

Các trẻ có bất thường cấu trúc hệ thần kinh, nhiều bệnh di truyền khác cũng làm tăng nguy cơ bại não.

2. Nguyên nhân trong khi sinh

Sinh non

Sinh non là trẻ sinh ra trước 37 tuần thai tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng trước khi có thai. Những trẻ sinh non đặc biệt trước 32 tuần và nhất là trước 28 tuần thai có nguy cơ bại não rất cao.

Ngạt trong quá trình chuyển dạ và sinh

Cho mãi đến gần đây người ta vẫn còn tin tưởng rộng rãi là ngạt (thiếu ôxy) trong quá trình chuyển dạ và sinh là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp bại não.

Sang chấn sản khoa

Các sang chấn sản khoa nhất là các trường hợp sinh khó phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ.

3. Nguyên nhân sau sinh

Xuất huyết não

Xuất huyết não ở sơ sinh và xuất huyết não ở trẻ nhỏ do thiếu Vitamin K là bệnh hay gặp ở các nước đang phát triển nếu không được điều trị tốt dễ gây di chứng bại não

Vàng da nhân

Vàng da trẻ sơ sinh là do tăng cao loại sắc tố billirubin tạo ra bởi sự phá hủy hồng cầu và chức năng gan chưa trưởng thành ở trẻ sơ sinh. Trong trường hợp nặng, sắc tố này có thể vượt qua hàng rào mạch máu – não và lắng đọng chủ yếu ở các nhân nền của não (do đó có tên là vàng da nhân) và làm tổn thương các cấu trúc này gây ra bại não.

Bại não mắc phải

Trẻ mắc các chứng bệnh gây tổn thương thần kinh trong những năm đầu tiên của đời sống, ví dụ như viêm màng não mủ, viêm não, chấn thương sọ não…

Bại não không rõ nguyên nhân

Theo các nghiên cứu thống kê, có tới gần 30% trẻ bại não không tìm thấy nguyên nhân.

Điều trị xuất huyết não ở trẻ không tốt do thiếu Vitamin K dễ gây di chứng bại não

Phân loại

Phân loại theo lâm sàng

  • Thể co cứng
  • Thể múa vờn
  • Thể thất điều (mất điều phối)
  • Thể nhẽo (giảm trương lực)
  • Thể phối hợp: là tình trạng phối hợp của từ 2 thể trở lên, thông thường trẻ hay bị bại não phối hợp của thể co cứng và múa vờn

Phân loại theo vị trí liệt

  • Bại não liệt tứ chi
  • Bại não liệt 2 chi dưới
  • Bại não liệt nửa người
  • Bại não liệt 2 tay
  • Bại não liệt 3 chi

Phân loại theo mức độ nặng

  • Bại não mức độ nhẹ
  • Bại não mức độ nặng vừa
  • Bại não nặng
Phương pháp điều trị

Điều trị bại não cần có sự phối hợp của nhiều chuyên ngành khác nhau cùng phối hợp với trẻ và gia đình nhằm vạch ra được một kế hoạch cụ thể thích hợp cho từng cá nhân. Điều trị bại não nhằm giúp trẻ đạt được khả năng trí tuệ cũng như vận động tối đa có thể có chứ không thể lấy lại được những khả năng đã mất để thành một đứa trẻ hoàn toàn bình thường. Các chuyên khoa liên quan bao gồm nhi khoa, phục hồi chức năng, phẫu thuật chỉnh hình, mắt, tâm thần, chỉnh âm, dạy nghề… Nếu điều trị được thực hiện sớm và có sự phối hợp chặt chẽ của các chuyên ngành, đặc biệt là sự tham gia của gia đình thì kết quả rất khả quan.

  • Trẻ thường được bắt đầu bằng vật lý trị liệu ngay sau khi được chẩn đoán. Điều trị này làm tăng kỹ năng vận động của trẻ như ngồi, đi, cải thiện cơ lực và phòng ngừa sư co kéo biến dạng cơ (cơ bị co rút có thể giới hạn vận động của các khớp). Đôi khi trẻ còn được sử dụng các dụng cụ như nẹp, máng hoặc bó bột để ngừa co rút cơ và cải thiện chức năng của chân và tay. Nếu tình trạng co rút cơ quá nặng, trẻ cần được phẫu thuật chỉnh hình để làm dài cơ bị bệnh.
  • Đôi khi thầy thuốc còn dùng một số thuốc nhằm làm giảm bớt mức độ co cứng của cơ và làm giảm các cử động bất thường. Tuy nhiên các thuốc đường uống hiện nay không có tác dụng đáng kể. Có thể tiêm trực tiếp Botox (botulinum toxin) vào các cơ co rút có thể giúp cải thiện triệu chứng, tác dụng có thể kéo dài vài tháng (trong thời gian này việc phục hồi chức năng thực hiện dễ dàng hơn). Một loại thuốc khác cũng chứng tỏ tác dụng tốt đối với các trường hợp liệt cứng mức độ vừa đến nặng. Thuốc này có tác dụng chống co cơ có tên là baclofen. Để đưa thuốc vào bệnh nhân, người ta phải phẫu thuật để đưa vào dưới da một bơm tiêm, thông qua đó thuốc được bơm liên tục.
  • Đối với một số trẻ có tình trạng co cứng hai chi dưới nặng nề, phẫu thuật cắt bỏ chọn lọc một số nhánh thần kinh ở lưng chi phối hoạt động chi có thể làm giảm vĩnh viễn tình trạng co cứng cũng như cái thiện khả năng vận động như ngồi, đứng, đi. Phẫu thuật này thường tiến hành khi trẻ được 2 đến 7 tuổi.
  • Đối với trường hợp nặng, tập luyện cho trẻ nhằm mục đích thực hiện được các thao tác quan trọng nhất trong cuộc sống hằng ngày như ăn, mặc, vệ sinh cá nhân. Những trường hợp nhẹ hơn, tập luyện và điưều trị có thể hướng đến mục tiêu cao hơn như giao tiếp, vui chơi, và cả học tập nữa.
  • Liệu pháp tế bào gốc là phương pháp điều trị bại não còn rất mới trên thế giới. Tế bào gốc được tách chiết từ máu ngoại vi trong môi trường vô trùng tuyệt đối. Sau đó, được chuyển vào cơ thể bệnh nhân qua tủy sống. Tế bào gốc sẽ theo tuần hoàn của dịch não tủy đi lên não bộ. Tại đây, tế bào gốc giúp tăng sinh mạch máu, hình thành các chất có chức năng kháng viêm, đồng thời kích thích nhưng tế bào gốc thần kinh tại khu vực biệt hóa, tăng sinh. Tế bào gốc được cấy ghép vào cơ thể còn có tác dụng dẫn truyền thần kinh tốt hơn. Từ đó phục hồi vùng não bị tổn thương.

Các bài tập Phục hồi chức năng

Các bài tập vận động được tiến hành càng sớm càng tốt ngay sau khi phát hiện bại não và phải tuân theo thứ tự của các mốc phát triển về vận động thô: Kiểm soát đầu cổ, Lẫy, Ngồi,Quỳ, Bò, Đứng, Đi, Chạy.Phải phối hợp Vận động trị liệu song song với các biện pháp phục hồi chức năng khác.

Các kỹ thuật cơ bản:

  • Kỹ thuật tạo thuận kiểm soát đầu cổ – lẫy
  • Kỹ thuật điều chỉnh các tư thế bất thường
  • Kỹ thuật tạo thuận kiểm soát thân mình – ngồi
  • Kỹ thuật tạo thuận quỳ bò
  • Kỹ thuật tạo thuận đứng – đi
 
 
 

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận khuyết tật

Căn cứ điều 20, điều 21 NĐ 28-2012/NĐ-CP

Hồ sơ xin xác nhận người khuyết tật

a. Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội

b. Bản sao giấy xác nhận khuyết tật

c. Bản sao hộ khẩu

d. Bản sao giấy khai sinh hoặc chứng minh thư

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho người khuyết tật

a. Đơn của người nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật có xác nhận của xã, phường về việc đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật.

b. Tờ khai thông tin người nuôi dưỡng, chăm sóc theo mẫu quy định của Bộ LĐ-TBXH

c. Bản sao hộ khẩu và chứng minh thư của nười nhận nuôi dưỡng, chăm sóc

d. Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã Hội

đ. Bản sao sổ hộ khẩu của người khuyết tật ( nếu có)

e. Giấy xác nhận người khuyết tật

f. Bản sao Quyết định trợ cấp xã hội

Viết về siêu nhân

EM là?

Đừng chỉ nhìn chân em không chạy
Đừng chỉ nhìn tay em không cầm
Đừng chỉ nhìn miệng em không nói
Những mảnh vỡ không phải là em

Hãy nhìn thấy ánh sáng bình yên
Trong đôi mắt yêu thương rộng mở
Hãy nhìn thấy những đổi thay rất nhỏ
Là mong cầu, ước muốn trong em

Có những điều em chẳng thể gọi tên
Bằng trái tim mọi người sẽ hiểu
Sứ mệnh mỗi người đều kì diệu
Em là những thực sự là em

CẢM ƠN CON – Sưu tầm

Ngày mẹ hạ sinh con
Trời xanh trong sao u ám quá
Tìm chút bình yên qua ô cửa nhỏ
Gặp gốc cây già ướt đẫm sương đêm

Gốc cây già mẹ không biết gọi tên
Giọt sương đêm hay là nước mắt
Hơn ba mươi mới biết đời khắc nghiệt
Biết lầm lẫn đời thường trĩu nặng nỗi đau

Bài học muộn màng dài mãi đến mai sau
Trải nghiệm ngày gian nan – đêm thăm thẳm
Trải nghiệm tình yêu mênh mông bất diệt
Trải nghiệm nụ cười rưng rức tâm can

Cảm ơn con, đứa con chẳng vuông tròn
Giúp mẹ hiểu đời sâu đến thế
Giúp vơi đi bao nỗi niềm dâu bể
Mẹ được nhiều nhờ làm mẹ của con.

TIỆC SINH NHẬT ĐẦU TIÊN – Mai Diệp

Bữa tiệc sinh nhật đầu tiên
Là khi con tròn 5 tuổi
Con đã biết cười tươi rói
Khi thắp ngọn nến hồng xinh

Bấy nhiêu thôi là những ánh bình minh
Sau những mùa lắt lay trong bệnh viện
Mẹ nghe trái tim mình lên tiếng
Ước mong gì cho tuổi mới của con?

Con sinh ra chẳng được vuông tròn
Mẹ cùng con vẫn chung niềm hạnh phúc!
Từ những đớn đau, lo toan chồng chất
Từ muộn mằn những bước tiến nhỏ nhoi

Rồi Thượng đế cũng sẽ hiểu thôi.
Không gì sánh tình yêu của mẹ.
Càng thử thách mẹ càng thêm mạnh mẽ
Muôn nẻo đường mẹ vẫn bước cùng con!

NỢ – Mai Diệp

Có nơi này mẹ ít dám mở ra
Những món nợ gói vào trong tim mẹ
Mẹ nợ những cơn co lồng ngực
Con giật giành chút hơi thở mong manh

Tập đi loét chân, bước vẫn chông chênh
Miệng ê a mãi chưa tròn tiếng.
Mỗi sáng cùng anh lấy ba lô cặp sách
Đứng cửa nhìn rồi lầm lũi bước vào trong

Chiều học tan tiếng cười nói vang dòn
ngoài kia và bàn tay con chỉ
Nào trốn tìm, rượt đuổi, đá banh,…
Con và đôi mắt long lanh
Sáng, trưa, chiều và ngày, và tháng …
Mẹ về nhà bóng trời chạng vạng
Tới khi nào mẹ trả nợ được con?

NHỮNG BÀ MẸ SIÊU NHÂN – Mẹ Quang Anh

Có những người mẹ không sinh con ra
Những người mẹ con chưa từng biết mặt
Những người mẹ tảo tần hôm sớm
Quên giấc ngủ của mình, canh “nồi thuốc” yêu thương.

Những cánh hoa gom nhặt từ muôn phương
Những chai mật ong vẫn còn thơm mùi sáp,
Mỗi chuyến hàng đi lòng càng yêu bát ngát
“Siêu nhân” con à, cố gắng nhé con!

Trong những ngày hè, nóng nực, ngổn ngang
Những bàn tay sắp từng bộ quần áo cũ.
Lại lo cho con có thêm chiếc mũ
Để đông về trời lạnh ấm thân con

Vẫn biết đường còn xa tắp những lo toan
Chim vẫn hót, hoa vẫn cười trong nắng
Có các mẹ đây, con đừng lo lắng
Chúng ta mãi là : Mái ấm “những siêu nhân”

NIỀM TIN CỦA MẸ – Mẹ Quang Anh

Có thể cuộc đời này không được bình yên
Quãng đường còn xa đầy chông gai trắc trở
Có thể một ngày mẹ không còn khoẻ nữa
Nhưng mẹ vẫn tin rằng, mẹ luôn ở bên con.

Mẹ không sợ thức trắng những đêm thâu
Cũng chẳng sợ bão giông hay khổ đau vất vả
Và mẹ sẽ không bao giờ gục ngã
Vì mẹ phải bên con trước bão tố cuộc đời.

Mẹ luôn lạc quan đi giữa bao người
Sánh bước cùng con đi khắp nơi khắp chốn
Mẹ sẽ không bao giờ lẫn trốn
Trước mọi hiểm nguy miễn con được yên bình.

Cuộc đời này mẹ sẽ nguyện hi sinh
Để lớn lên con không còn thơ dại
Và mạnh mẽ đi trên đường đời xa ngái
Dù chông gai con sẽ vững tâm mình.

Hãy vui lên cùng những giấc mơ xinh
Vất vả, khó khăn càng vững tâm bền chí
Mẹ sẽ bên con không bận tâm suy nghĩ
Thấy con cười là mẹ quên hết mọi sầu lo…

ƯỚC GÌ – Sưu tầm

Sinh ra nào được may mắn
Vì đôi chân chẳng xinh xắn như ai
Vì con gánh nặng đôi vai
Mẹ cha vất vả gắng nai lưng làm

Nhiều người thấy thế luận bàn
Nhìn con miệt thị họ hàng lánh xa
Bên con chỉ có mẹ cha
Ước gì con giống người ta bình thường

Con nhìn bè bạn tới trường
Mà con chẳng thể ra đường mẹ ơi
Phận con chẳng được thảnh thơi
Ước gì con được vui chơi như người

Nhìn con mà chẳng thể cười
Vì con cha mẹ rã rời xác thân
Ước gì lành lặn đôi chân
Ước gì con được trời ban phép màu

Con nào có tội gì đâu
Mà sao ai nỡ chôn sâu cuộc đời
Nghiệp con sắp đặt do trời
Ước gì con được rạng ngời tương lai

Ước gì mỗi buổi sớm mai
Đôi chân con bước bên ai tới trường
Ước gì thân thể bình thường
Thôi con sẽ gắng kiên cường vượt qua

THẮP SÁNG – Mẹ Bống

Họ Hồ Hoàng Yến dễ thương.
Hai mươi chín tháng, vẫn chưa đến trường.
Lúc sinh con vẫn bình thường.
Sau thời gian ngắn, bất thường chẳng hay.

Bố mẹ chủ động chuyển ngay
Nhưng mệnh con thế, đắng cay cuộc đời.
Bố mẹ chạy vạy khắp nơi
Mong con khỏe mạnh, đến trường biết bao

Rồi bố mẹ chỉ ước ao
Gái yêu của mẹ, chừng nào biết đi
Mẹ ngồi mẹ tính chi ly
Con ba, bốn tuổi, biết đi đó mà.

Vì con bố mẹ thiết tha.
Chỗ nào có việc, bố sa vào làm
Những mong đủ tiền thuốc thang
Cho con khỏe mạnh, bình an mỗi ngày.

Chỗ nào ai chỉ thầy hay
Tàu xe thẳng tiến, đến ngay nhà thầy
Thầy khám thầy bảo thế này
Chân con yếu khớp, kiên trì mới đi.

Mẹ về bổ sung can xi
Phục hồi kết hợp ,chức năng kiên trì
Không quên trị liệu theo kỳ
Vật lý cũng vậy, chẳng quên ngày nào.
Trời cho ai những khát khao
Con trao cho mẹ biết bao mong chờ
Mẹ cùng con vẫn từng giờ
Biết ơn tất cả, đón chào tương lai.

MẸ & CON – Mẹ Quang Anh

Đừng nghĩ rằng con… chẳng vuông tròn
Con dễ thương, đáng yêu hơn tất cả
Tiếng con cười lòng mẹ thêm rộn rã
Bao yên bình trong đôi mắt của con.

Mẹ âm thầm gom góp những niềm mong
Qua bão giông mẹ cùng con mạnh mẽ
Bầu trời kia đâu chỉ màu quạnh quẽ
Nắng vẫn chan hòa khi mẹ bước bên con.

Cố lên con, hãy giữ vững niềm tin!
Tập lẫy, tập bò, tập đi, tập đứng…
Có vấp ngã, tay mẹ đây, con bám vịn
Mẹ cùng con trên mọi nẻo đường đời.

Tổng quan về bệnh

Triệu chứng

Cha mẹ có thể phát hiện sớm trẻ bị bại não thông qua các dấu hiệu sau:

  • Khi đẻ ra không khóc ngay hoặc khóc yếu, tím tái.
  • Sau khi sinh thường mềm nhũn, không vận động.
  • Đầu rũ xuống, không ngẩng lên được.
  • Khó bế ẵm, tắm rửa, thay quần áo cho trẻ vì người trẻ cứng đờ.
  • Co giật: bất tỉnh, sùi bọt mép
  • Chậm biết giữ đầu cổ, chậm biết lẫy, ngồi, bò…
  • Có khiếm khuyết về sử dụng bàn tay trong cầm nắm và thực hiện các hoạt động.
  • Không nhận biết mẹ hoặc những người thân, chậm kỹ năng giao tiếp sớm.
  • Không quay đầu đáp ứng với âm thanh, đồ chơi có màu sắc, không nhìn vào mặt mẹ, người thân.
  • Không biết hóng chuyện, biểu lộ tình cảm, không quay đầu theo tiếng động.
  • Không thể hiện nét mặt, không dùng mắt để thể hiện vui thích.
  • Mút, bú khó khăn, hay sặc sữa.
  • Hay chảy dãi, khò khè, tăng tiết dịch mũi họng…
  • Có rối loạn cảm giác nông như nóng, lạnh, đau.
  • Các biểu hiện khác: lác mắt, sụp mí, giảm, mất khả năng nhìn, nghe kém, méo miệng…
Nguyên nhân

Bại não không chỉ để lại hậu quả nặng nề cho chính bản thân trẻ, gia đình các em mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội. Dưới đây là những nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị bại não:

Một số nhóm nguyên nhân gây bại não

1. Nguyên nhân trước sinh

Nhiễm trùng và các bệnh lý khác trong thời kỳ mang thai

Các nhiễm trùng ở phụ nữ có thai như nhiễm rubella (sởi Đức), các virus trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây tổn thương não của bào thai và gây bại não sau này. Các nhiễm trùng khác như nhiễm trùng ối, nhiễm trùng hệ tiết niệu – sinh dục, tiểu đường, nhiễm độc thai nghén… của người mẹ cũng có thể gây nên sinh non, một nguy cơ khác của bại não.

Thiếu oxy não bào thai

Khi chức năng của nhau thai bị giảm sút (suy nhau thai) hoặc bị bóc tách khỏi thành tử cung trước khi sinh (nhau bong non) hoặc do chảy máu có thể làm giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi.

Các bất thường bẩm sinh khác

Các trẻ có bất thường cấu trúc hệ thần kinh, nhiều bệnh di truyền khác cũng làm tăng nguy cơ bại não.

2. Nguyên nhân trong khi sinh

Sinh non

Sinh non là trẻ sinh ra trước 37 tuần thai tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng trước khi có thai. Những trẻ sinh non đặc biệt trước 32 tuần và nhất là trước 28 tuần thai có nguy cơ bại não rất cao.

Ngạt trong quá trình chuyển dạ và sinh

Cho mãi đến gần đây người ta vẫn còn tin tưởng rộng rãi là ngạt (thiếu ôxy) trong quá trình chuyển dạ và sinh là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp bại não.

Sang chấn sản khoa

Các sang chấn sản khoa nhất là các trường hợp sinh khó phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ.

3. Nguyên nhân sau sinh

Xuất huyết não

Xuất huyết não ở sơ sinh và xuất huyết não ở trẻ nhỏ do thiếu Vitamin K là bệnh hay gặp ở các nước đang phát triển nếu không được điều trị tốt dễ gây di chứng bại não

Vàng da nhân

Vàng da trẻ sơ sinh là do tăng cao loại sắc tố billirubin tạo ra bởi sự phá hủy hồng cầu và chức năng gan chưa trưởng thành ở trẻ sơ sinh. Trong trường hợp nặng, sắc tố này có thể vượt qua hàng rào mạch máu – não và lắng đọng chủ yếu ở các nhân nền của não (do đó có tên là vàng da nhân) và làm tổn thương các cấu trúc này gây ra bại não.

Bại não mắc phải

Trẻ mắc các chứng bệnh gây tổn thương thần kinh trong những năm đầu tiên của đời sống, ví dụ như viêm màng não mủ, viêm não, chấn thương sọ não…

Bại não không rõ nguyên nhân

Theo các nghiên cứu thống kê, có tới gần 30% trẻ bại não không tìm thấy nguyên nhân.

Điều trị xuất huyết não ở trẻ không tốt do thiếu Vitamin K dễ gây di chứng bại não

Phân loại

Phân loại theo lâm sàng

  • Thể co cứng
  • Thể múa vờn
  • Thể thất điều (mất điều phối)
  • Thể nhẽo (giảm trương lực)
  • Thể phối hợp: là tình trạng phối hợp của từ 2 thể trở lên, thông thường trẻ hay bị bại não phối hợp của thể co cứng và múa vờn

Phân loại theo vị trí liệt

  • Bại não liệt tứ chi
  • Bại não liệt 2 chi dưới
  • Bại não liệt nửa người
  • Bại não liệt 2 tay
  • Bại não liệt 3 chi

Phân loại theo mức độ nặng

  • Bại não mức độ nhẹ
  • Bại não mức độ nặng vừa
  • Bại não nặng
Phương pháp điều trị

Điều trị bại não cần có sự phối hợp của nhiều chuyên ngành khác nhau cùng phối hợp với trẻ và gia đình nhằm vạch ra được một kế hoạch cụ thể thích hợp cho từng cá nhân. Điều trị bại não nhằm giúp trẻ đạt được khả năng trí tuệ cũng như vận động tối đa có thể có chứ không thể lấy lại được những khả năng đã mất để thành một đứa trẻ hoàn toàn bình thường. Các chuyên khoa liên quan bao gồm nhi khoa, phục hồi chức năng, phẫu thuật chỉnh hình, mắt, tâm thần, chỉnh âm, dạy nghề… Nếu điều trị được thực hiện sớm và có sự phối hợp chặt chẽ của các chuyên ngành, đặc biệt là sự tham gia của gia đình thì kết quả rất khả quan.

  • Trẻ thường được bắt đầu bằng vật lý trị liệu ngay sau khi được chẩn đoán. Điều trị này làm tăng kỹ năng vận động của trẻ như ngồi, đi, cải thiện cơ lực và phòng ngừa sư co kéo biến dạng cơ (cơ bị co rút có thể giới hạn vận động của các khớp). Đôi khi trẻ còn được sử dụng các dụng cụ như nẹp, máng hoặc bó bột để ngừa co rút cơ và cải thiện chức năng của chân và tay. Nếu tình trạng co rút cơ quá nặng, trẻ cần được phẫu thuật chỉnh hình để làm dài cơ bị bệnh.
  • Đôi khi thầy thuốc còn dùng một số thuốc nhằm làm giảm bớt mức độ co cứng của cơ và làm giảm các cử động bất thường. Tuy nhiên các thuốc đường uống hiện nay không có tác dụng đáng kể. Có thể tiêm trực tiếp Botox (botulinum toxin) vào các cơ co rút có thể giúp cải thiện triệu chứng, tác dụng có thể kéo dài vài tháng (trong thời gian này việc phục hồi chức năng thực hiện dễ dàng hơn). Một loại thuốc khác cũng chứng tỏ tác dụng tốt đối với các trường hợp liệt cứng mức độ vừa đến nặng. Thuốc này có tác dụng chống co cơ có tên là baclofen. Để đưa thuốc vào bệnh nhân, người ta phải phẫu thuật để đưa vào dưới da một bơm tiêm, thông qua đó thuốc được bơm liên tục.
  • Đối với một số trẻ có tình trạng co cứng hai chi dưới nặng nề, phẫu thuật cắt bỏ chọn lọc một số nhánh thần kinh ở lưng chi phối hoạt động chi có thể làm giảm vĩnh viễn tình trạng co cứng cũng như cái thiện khả năng vận động như ngồi, đứng, đi. Phẫu thuật này thường tiến hành khi trẻ được 2 đến 7 tuổi.
  • Đối với trường hợp nặng, tập luyện cho trẻ nhằm mục đích thực hiện được các thao tác quan trọng nhất trong cuộc sống hằng ngày như ăn, mặc, vệ sinh cá nhân. Những trường hợp nhẹ hơn, tập luyện và điưều trị có thể hướng đến mục tiêu cao hơn như giao tiếp, vui chơi, và cả học tập nữa.
  • Liệu pháp tế bào gốc là phương pháp điều trị bại não còn rất mới trên thế giới. Tế bào gốc được tách chiết từ máu ngoại vi trong môi trường vô trùng tuyệt đối. Sau đó, được chuyển vào cơ thể bệnh nhân qua tủy sống. Tế bào gốc sẽ theo tuần hoàn của dịch não tủy đi lên não bộ. Tại đây, tế bào gốc giúp tăng sinh mạch máu, hình thành các chất có chức năng kháng viêm, đồng thời kích thích nhưng tế bào gốc thần kinh tại khu vực biệt hóa, tăng sinh. Tế bào gốc được cấy ghép vào cơ thể còn có tác dụng dẫn truyền thần kinh tốt hơn. Từ đó phục hồi vùng não bị tổn thương.

Thông tin cần thiết

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận khuyết tật

Địa chỉ cần biết

Từ trái tim đến trái tim

Các bài tập thực hành

Bài tập 1: Lorem ipsum dolor sit amet

Bài tập 2: Lorem ipsum dolor sit amet

Bài tập 3: Lorem ipsum dolor sit amet

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận khuyết tật

Căn cứ điều 20, điều 21 NĐ 28-2012/NĐ-CP

Hồ sơ xin xác nhận người khuyết tật

a. Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội

b. Bản sao giấy xác nhận khuyết tật

c. Bản sao hộ khẩu

d. Bản sao giấy khai sinh hoặc chứng minh thư

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho người khuyết tật

a. Đơn của người nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật có xác nhận của xã, phường về việc đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật.

b. Tờ khai thông tin người nuôi dưỡng, chăm sóc theo mẫu quy định của Bộ LĐ-TBXH

c. Bản sao hộ khẩu và chứng minh thư của nười nhận nuôi dưỡng, chăm sóc

d. Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã Hội

đ. Bản sao sổ hộ khẩu của người khuyết tật ( nếu có)

e. Giấy xác nhận người khuyết tật

f. Bản sao Quyết định trợ cấp xã hội

Địa chỉ cần biết

Tại Hà Nội:

1. Trung tâm Sao Mai: Số 6 ngõ 9 Hoàng Đạo Thúy, phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. 024.35578135
2. Trung tâm Phúc Tuệ: 67 Phó Đức Chính – Hà Nội
3. Trung tâm Hy Vọng:ngõ 290 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
4. Phòng Khám Tâm thần – Tâm lý trẻ em: Số 2 ngõ 199 đường Trường Chinh – Hà Nội
5. Trung tâm (thuộc Công ty TNHH Vì tương lai Trẻ tự kỷ): Nhà số 2 ngách 10 ngõ 199 đường Thuỵ Khuê – Hà Nội
6. Trung tâm Phục hồi chức năng BV Nhi: BV Nhi Trung Ương – đường Đê La Thành – Hà Nội

Viết về siêu nhân

EM là?

Đừng chỉ nhìn chân em không chạy
Đừng chỉ nhìn tay em không cầm
Đừng chỉ nhìn miệng em không nói
Những mảnh vỡ không phải là em

Hãy nhìn thấy ánh sáng bình yên
Trong đôi mắt yêu thương rộng mở
Hãy nhìn thấy những đổi thay rất nhỏ
Là mong cầu, ước muốn trong em

Có những điều em chẳng thể gọi tên
Bằng trái tim mọi người sẽ hiểu
Sứ mệnh mỗi người đều kì diệu
Em là những thực sự là em

CẢM ƠN CON – Sưu tầm

Ngày mẹ hạ sinh con
Trời xanh trong sao u ám quá
Tìm chút bình yên qua ô cửa nhỏ
Gặp gốc cây già ướt đẫm sương đêm

Gốc cây già mẹ không biết gọi tên
Giọt sương đêm hay là nước mắt
Hơn ba mươi mới biết đời khắc nghiệt
Biết lầm lẫn đời thường trĩu nặng nỗi đau

Bài học muộn màng dài mãi đến mai sau
Trải nghiệm ngày gian nan – đêm thăm thẳm
Trải nghiệm tình yêu mênh mông bất diệt
Trải nghiệm nụ cười rưng rức tâm can

Cảm ơn con, đứa con chẳng vuông tròn
Giúp mẹ hiểu đời sâu đến thế
Giúp vơi đi bao nỗi niềm dâu bể
Mẹ được nhiều nhờ làm mẹ của con.

TIỆC SINH NHẬT ĐẦU TIÊN – Mai Diệp

Bữa tiệc sinh nhật đầu tiên
Là khi con tròn 5 tuổi
Con đã biết cười tươi rói
Khi thắp ngọn nến hồng xinh

Bấy nhiêu thôi là những ánh bình minh
Sau những mùa lắt lay trong bệnh viện
Mẹ nghe trái tim mình lên tiếng
Ước mong gì cho tuổi mới của con?

Con sinh ra chẳng được vuông tròn
Mẹ cùng con vẫn chung niềm hạnh phúc!
Từ những đớn đau, lo toan chồng chất
Từ muộn mằn những bước tiến nhỏ nhoi

Rồi Thượng đế cũng sẽ hiểu thôi.
Không gì sánh tình yêu của mẹ.
Càng thử thách mẹ càng thêm mạnh mẽ
Muôn nẻo đường mẹ vẫn bước cùng con!

NỢ – Mai Diệp

Có nơi này mẹ ít dám mở ra
Những món nợ gói vào trong tim mẹ
Mẹ nợ những cơn co lồng ngực
Con giật giành chút hơi thở mong manh

Tập đi loét chân, bước vẫn chông chênh
Miệng ê a mãi chưa tròn tiếng.
Mỗi sáng cùng anh lấy ba lô cặp sách
Đứng cửa nhìn rồi lầm lũi bước vào trong

Chiều học tan tiếng cười nói vang dòn
ngoài kia và bàn tay con chỉ
Nào trốn tìm, rượt đuổi, đá banh,…
Con và đôi mắt long lanh
Sáng, trưa, chiều và ngày, và tháng …
Mẹ về nhà bóng trời chạng vạng
Tới khi nào mẹ trả nợ được con?

NHỮNG BÀ MẸ SIÊU NHÂN – Mẹ Quang Anh

Có những người mẹ không sinh con ra
Những người mẹ con chưa từng biết mặt
Những người mẹ tảo tần hôm sớm
Quên giấc ngủ của mình, canh “nồi thuốc” yêu thương.

Những cánh hoa gom nhặt từ muôn phương
Những chai mật ong vẫn còn thơm mùi sáp,
Mỗi chuyến hàng đi lòng càng yêu bát ngát
“Siêu nhân” con à, cố gắng nhé con!

Trong những ngày hè, nóng nực, ngổn ngang
Những bàn tay sắp từng bộ quần áo cũ.
Lại lo cho con có thêm chiếc mũ
Để đông về trời lạnh ấm thân con

Vẫn biết đường còn xa tắp những lo toan
Chim vẫn hót, hoa vẫn cười trong nắng
Có các mẹ đây, con đừng lo lắng
Chúng ta mãi là : Mái ấm “những siêu nhân”

NIỀM TIN CỦA MẸ – Mẹ Quang Anh

Có thể cuộc đời này không được bình yên
Quãng đường còn xa đầy chông gai trắc trở
Có thể một ngày mẹ không còn khoẻ nữa
Nhưng mẹ vẫn tin rằng, mẹ luôn ở bên con.

Mẹ không sợ thức trắng những đêm thâu
Cũng chẳng sợ bão giông hay khổ đau vất vả
Và mẹ sẽ không bao giờ gục ngã
Vì mẹ phải bên con trước bão tố cuộc đời.

Mẹ luôn lạc quan đi giữa bao người
Sánh bước cùng con đi khắp nơi khắp chốn
Mẹ sẽ không bao giờ lẫn trốn
Trước mọi hiểm nguy miễn con được yên bình.

Cuộc đời này mẹ sẽ nguyện hi sinh
Để lớn lên con không còn thơ dại
Và mạnh mẽ đi trên đường đời xa ngái
Dù chông gai con sẽ vững tâm mình.

Hãy vui lên cùng những giấc mơ xinh
Vất vả, khó khăn càng vững tâm bền chí
Mẹ sẽ bên con không bận tâm suy nghĩ
Thấy con cười là mẹ quên hết mọi sầu lo…

ƯỚC GÌ – Sưu tầm

Sinh ra nào được may mắn
Vì đôi chân chẳng xinh xắn như ai
Vì con gánh nặng đôi vai
Mẹ cha vất vả gắng nai lưng làm

Nhiều người thấy thế luận bàn
Nhìn con miệt thị họ hàng lánh xa
Bên con chỉ có mẹ cha
Ước gì con giống người ta bình thường

Con nhìn bè bạn tới trường
Mà con chẳng thể ra đường mẹ ơi
Phận con chẳng được thảnh thơi
Ước gì con được vui chơi như người

Nhìn con mà chẳng thể cười
Vì con cha mẹ rã rời xác thân
Ước gì lành lặn đôi chân
Ước gì con được trời ban phép màu

Con nào có tội gì đâu
Mà sao ai nỡ chôn sâu cuộc đời
Nghiệp con sắp đặt do trời
Ước gì con được rạng ngời tương lai

Ước gì mỗi buổi sớm mai
Đôi chân con bước bên ai tới trường
Ước gì thân thể bình thường
Thôi con sẽ gắng kiên cường vượt qua

THẮP SÁNG – Mẹ Bống

Họ Hồ Hoàng Yến dễ thương.
Hai mươi chín tháng, vẫn chưa đến trường.
Lúc sinh con vẫn bình thường.
Sau thời gian ngắn, bất thường chẳng hay.

Bố mẹ chủ động chuyển ngay
Nhưng mệnh con thế, đắng cay cuộc đời.
Bố mẹ chạy vạy khắp nơi
Mong con khỏe mạnh, đến trường biết bao

Rồi bố mẹ chỉ ước ao
Gái yêu của mẹ, chừng nào biết đi
Mẹ ngồi mẹ tính chi ly
Con ba, bốn tuổi, biết đi đó mà.

Vì con bố mẹ thiết tha.
Chỗ nào có việc, bố sa vào làm
Những mong đủ tiền thuốc thang
Cho con khỏe mạnh, bình an mỗi ngày.

Chỗ nào ai chỉ thầy hay
Tàu xe thẳng tiến, đến ngay nhà thầy
Thầy khám thầy bảo thế này
Chân con yếu khớp, kiên trì mới đi.

Mẹ về bổ sung can xi
Phục hồi kết hợp ,chức năng kiên trì
Không quên trị liệu theo kỳ
Vật lý cũng vậy, chẳng quên ngày nào.
Trời cho ai những khát khao
Con trao cho mẹ biết bao mong chờ
Mẹ cùng con vẫn từng giờ
Biết ơn tất cả, đón chào tương lai.

MẸ & CON – Mẹ Quang Anh

Đừng nghĩ rằng con… chẳng vuông tròn
Con dễ thương, đáng yêu hơn tất cả
Tiếng con cười lòng mẹ thêm rộn rã
Bao yên bình trong đôi mắt của con.

Mẹ âm thầm gom góp những niềm mong
Qua bão giông mẹ cùng con mạnh mẽ
Bầu trời kia đâu chỉ màu quạnh quẽ
Nắng vẫn chan hòa khi mẹ bước bên con.

Cố lên con, hãy giữ vững niềm tin!
Tập lẫy, tập bò, tập đi, tập đứng…
Có vấp ngã, tay mẹ đây, con bám vịn
Mẹ cùng con trên mọi nẻo đường đời.