Trong 4 năm (2018 – 2022), chương trình Thoát khỏi sàn nhà của Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam CPFAV đã tổ chức thành công trên cả nước. Gần 1000 dụng cụ PHCN cho trẻ bại não đã được trao đi, hơn 400 đôi giày nẹp chỉnh hình được hỗ trợ đã giúp cho hàng nghìn trẻ bại não có cơ hội tìm được bước chân, nụ cười của mình.
Tháng 5/2022, chương trình có sự đồng hành của Quỹ Bảo trợ trẻ em bại não GoGreen4CP phối hợp với CPFAV nhằm tiếp tục mang đến cơ hội cho trẻ bại não. Năm 2023 là một năm thành công của Thoát khỏi sàn nhà khi tiếp tục hỗ trợ hàng trăm trẻ bại não được luyện tập nâng cao thể trạng, hòa nhập cộng đồng.
Danh sách các cá nhân, tổ chức đã đồng hành cùng chương trình năm 2023:
STT | Họ tên | Số tiền ủng hộ |
---|---|---|
1 | Phan Ngô Hoàng Ân | 300,000 |
2 | Hoàng Minh Phương | 500,000 |
3 | Bùi Thị Hồng Hạnh | 200,000 |
4 | Nguyễn Lưu Vi | 200,000 |
5 | Nguyễn Văn Hiếu | 500,000 |
6 | Nguyễn Thúy Hạnh | 50,000 |
7 | Phan Ngô Hoàng Ân | 300,000 |
8 | Trần Nữ Quế Nhi | 200,000 |
9 | Bé Tít | 500,000 |
10 | Trần Hồng Thanh | 500,000 |
11 | Anh Phong Dương và những người bạn | Ủng hộ hiện vật (30 xe lăn chuyên dụng cho trẻ bại não) |
(Danh sách đang tiếp tục cập nhật)
CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐƯỢC THỰC HIỆN NĂM 2023
- 01 chương trình đã thực hiện
- Trao tặng 79 dụng cụ hỗ trợ tư thế, dụng cụ tập luyện cho trẻ bại não
CHƯƠNG TRÌNH THOÁT KHỎI SÀN NHÀ TRAO XE LĂN ĐẾN TRẺ BẠI NÃO
THANH HÓA VÀ HOÀ BÌNH
Nhân kỷ niệm 25 năm ngày Người khuyết tật Việt Nam, ngày 18/4/2023 đã diễn ra buổi trao tặng xe lăn cho trẻ bại não thuộc chi hội Thanh Hóa và Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Thoát khỏi sàn nhà” – khám đánh giá và hỗ trợ dụng cụ cho trẻ bại não có hoàn cảnh khó khăn, được CPFAV triển khai từ năm 2018. Từ tháng 5/2022, chương trình có sự đồng hành của Quỹ Bảo trợ trẻ em bại não GoGreen4CP.
Tham dự chương trình có ông Trịnh Ngọc Dũng – Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Thanh Hóa; chị Helen, anh Phong Dương và những người bạn – đại diện nhà tài trợ xe lăn; anh Trần Thành Trung – Người gieo duyên, kết nối nhà tài trợ và Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam; chị Đinh Thị Lan Anh – Chủ tịch CPFAV và chị Nguyễn Lan Anh – phụ trách chương trình Thoát khỏi sàn nhà; đại diện công ty Fuwa Biotech – đơn vị đồng hành cùng chi hội Thanh Hoá; chị Nguyễn Thủy – KTV khoa Phục hồi chức năng Nhi Thanh Hóa. Bên cạnh đó, buổi trao tặng còn có sự tham gia của CLB Thiện nguyện Thanh Hóa, công ty Đại Dương Xanh (Như Thanh – Thanh Hóa), Trung tâm giáo dục đặc biệt Tâm Sáng (TP Thanh Hóa), trung tâm PHCN True Happiness, trung tâm phục hồi răng giả Minh Long Dental, cùng các gia đình trẻ bại não thuộc chi Hội Thanh Hoá và Hoà Bình.
Mở đầu chương trình, chị Đinh Thị Lan Anh – Chủ tịch CPFAV đã giới thiệu vài nét tổng quan về Hội và chương trình Thoát khỏi sàn nhà. Chị cũng đại diện CPFAV và các gia đình gửi lời cảm ơn đến các nhà tài trợ và đơn vị đồng hành.
Chị Đinh Thị Lan Anh – Chủ tịch CPFAV đại diện CPFAV và các gia đình gửi lời cảm ơn
đến các nhà tài trợ và đơn vị đồng hành.
Về dự và phát biểu tại buổi trao tặng, ông Trịnh Ngọc Dũng – Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Thanh Hoá đã chia sẻ, động viên, thể hiện sự quan tâm của Hội đối với các gia đình có trẻ bại não trên địa bàn tỉnh.
Ông Trịnh Ngọc Dũng – Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Thanh Hoá phát biểu động viên các gia đình tại buổi trao tặng
Chia sẻ cùng với các gia đình và đơn vị đồng hành tại chương trình, đại diện nhà tài trợ – chị Helen và anh Phong Dương bày tỏ niềm vui được thực hiện tâm nguyện giúp đỡ những em bé không may mắn mắc chứng bại não, được đóng góp một phần nhỏ bé cho quê hương – Điều mà những người con xa xứ như anh chị và những người bạn luôn trăn trở, khiến mọi người tham dự chương trình đều xúc động.
Chị Helen và anh Phong Dương đại diện nhà tài trợ chia sẻ tại chương trình
Trong bầu không khí ấm áp yêu thương ấy, 30 chiếc xe lăn đã được trao đến tận tay các trẻ bại não có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình. Mỗi gia đình đều được cô Nguyễn Thủy – KTV khoa PHCN Nhi Thanh Hoá hướng dẫn cụ thể cách sử dụng xe lăn, đảm bảo dụng cụ phát huy hết công năng, hỗ trợ hiệu quả cho các con.
Cô Nguyễn Thủy – KTV khoa PHCN Nhi Thanh Hoá hướng dẫn các gia dình
cách sử dụng xe lăn
Ngoài ra, các gia đình tham dự buổi trao tặng còn nhận được một phần quà nhỏ đến từ công ty Fuwa Biotech – Đơn vị có truyền thống trong thực hiện trách nhiệm xã hội đã đồng hành cùng CPFAV Thanh Hoá trong hầu hết các hoạt động thiện nguyện.
Đại diện công ty Fuwa Biotech trao quà đến các gia đình tham gia chương trình
Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam muốn dành sự tri ân và lời cảm ơn chân thành nhất đến:
- Anh chị Phong Dương, Helen Dương cùng những người bạn đã chung tay ủng hộ xe lăn cho các con; cảm ơn Wheelchair Foundation;
- Anh Trần Thanh Trung – người kết nối Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam với các nhà tài trợ và Sapio – Tourism & Conservation;
- Công ty Fuwa 3e Chế phẩm sinh học từ vỏ trái cây và các tổ chức, cá nhân đã đồng hành cùng Chi hội Thanh Hoá;
- Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Thanh Hoá; Khoa Phục hồi chức năng bệnh viện Nhi Thanh Hoá; Trung Tâm Trị Liệu & Phục Hồi Chức Năng True Happiness cơ sở Thanh Hoá;
- Cảm ơn Chi Hội Trẻ Bại Não Thanh Hóa, Hoà Bình và các gia đình đã nhiệt tình tham gia và hỗ trợ CPFAV rất chu đáo.
Cảm ơn mọi người luôn hỗ trợ, sát cánh cùng chúng tôi trên hành trình mang lại hi vọng, cơ hội được luyện tập, phục hồi và hòa nhập cho trẻ bại não Việt Nam. Những chiếc xe lăn được trao đi hôm nay sẽ trở thành “đôi chân” để trẻ bại não có thể di chuyển thuận lợi, dễ dàng, có cơ hội được ra ngoài cảm nhận cuộc sống, đồng thời giảm bớt khó khăn cho cha mẹ trong quá trình chăm sóc con hàng ngày.
CÁC DỤNG CỤ HỖ TRỢ TƯ THẾ, TẬP LUYỆN ĐƯỢC TRAO TẶNG
TRONG CHƯƠNG TRÌNH
STT 358 – Xe lăn Phana
Trao tặng xe lăn cho bé Nguyễn Thuỳ Linh, sinh năm 2017 ở Mỹ Đức, Hà Nội. Thuỳ Linh bị bại não thể co cứng, đến nay đã 6 tuổi nhưng vẫn nằm một chỗ, mọi sinh hoạt phụ thuộc vào người thân. Gia đình em thuộc hộ nghèo, mẹ làm công nhân may, bố công nhân lò gạch, nhà có năm con, hai bé sinh đôi thì bé Linh bị bại não, ở nhà với bà nội.
Chị Đinh Thị Lan Anh – Chủ tịch CPFAV trao tặng xe lăn cho bé Nguyễn Thuỳ Linh (2017) ở Mỹ Đức, Hà Nội
STT 359 – Khung tập đứng thẳng loại thấp có ụ ngồi
Trao tặng khung tập đứng thẳng loại thấp có ụ ngồi cho hai em Dương Ngọc Linh và Dương Khánh Linh (2018) con mẹ Mai Thị Tươi, quê ở Hưng Yên, hiện đang thuê trọ tại Ngõ số 200 – Vĩnh Hưng – Hoàng Mai.
Hai em bị hẹp hộp sọ, giãn não thất, nang nước trong não, nhai nuốt kém, khó ngủ, động kinh, tay không cầm nắm được, đang tập đứng, nhận thức kém, chưa biết nói, hiện đang luyện tập tại trung tâm Đắc Thắng.
Trao tặng khung tập đứng thẳng loại thấp có ụ ngồi cho hai em Dương Ngọc Linh
và Dương Khánh Linh (2018) – Hưng Yên
STT 360 – Khung tập đi có đai nâng đỡ
Em Cao Văn Anh Tài, con mẹ Bùi Thị Mỹ Hạnh ở tổ dân phố 1- phường Trung Sơn Trầm – Thị xã Sơn Tây – Hà Nội. Em bị bại não thể có cứng, liệt nửa người bên trái và não úng thủy, đã phẫu thuật mổ 4 lần. Với mong muốn được chia sẻ cùng gia đình, thực hiện mơ ước được ra ngoài nhìn ngắm xung quanh của Tài, CPFAV phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em bại não GoGreen4CP trao tặng khung tập đi có đại nâng đỡ – dụng cụ thứ 360 của chương trình cho em.
Trao tặng khung tập đi có đại nâng đỡ cho em Cao Văn Anh Tài (Hà Nội)
STT 361 – Ghế ngồi đặc biệt cho trẻ khuyết tật
Trao ghế tập ngồi đặc biệt cho trẻ khuyết tật cho dự án ” Chăm con cho mẹ đi làm” tại Số 1074 La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội. Đây là một lớp học thiện nguyện đặc biệt, các trẻ tham gia đều bị bại não khá nặng. Lớp học thuộc dự án “ Chăm con cho mẹ đi làm” là nơi gửi trẻ để cha mẹ có thể ra ngoài làm việc hoặc làm những gì bản thân yêu thích.
Trao ghế tập ngồi đặc biệt cho trẻ khuyết tật cho dự án ” Chăm con cho mẹ đi làm”
tại Số 1074 La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
STT 362 – Thanh song song tập đi cho trẻ khuyết tật
Trao tặng dụng cụ thứ 362 – Thanh tập đi song song cho trẻ khuyết tật cho Lớp học siêu nhân. “Lớp học siêu nhân” là một lớp học nhỏ, được thành lập với mục tiêu để các trẻ bại não có môi trường giao lưu, hòa nhập. Ở đây, các con được tiếp xúc với Âm nhạc, Mỹ Thuật, Tiếng Anh và các hoạt động trải nghiệm phù hợp với thể trạng.
Trao tặng thanh tập đi song song trẻ khuyết tật cho Lớp học siêu nhân
STT 363 – Khung tập đi người lớn cho người CP trưởng thành
Em Lê Anh Đức ở Kinh Môn – Hải Dương nhận dụng cụ số 363 – khung tập đi người lớn cho người CP trưởng thành thuộc dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023.
Anh Đức bị bại não, dù nỗ lực tập luyện nhưng đôi chân vẫn yếu và co cứng, khiến cho việc đi lại vô cùng khó khăn. 19 tuổi, em chỉ có thể dùng hai đầu gối của mình để di chuyển quanh nhà. Nhận chiếc khung từ chương trình trao tặng, lần đầu tiên sau rất nhiều năm, em có thể dần dần đứng lên.
Em Lê Anh Đức (Kinh Môn – Hải Dương) nhận khung tập đi người lớn cho người CP trưởng thành
thuộc dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023.
STT 364 – Khung tập đứng thẳng trẻ khuyết tật
Em Hoàng Diệu Nhi (2020), con mẹ Oanh ở Hà Đông – Hà Nội nhận khung tập đứng thẳng trẻ khuyết tật – dụng cụ số 364 của chương trình. Em bị bại não thể co cứng, liệt tứ chi, hiện đang tập phục hồi chức năng và châm cứu tại Viện Châm Cứu Trung ương. Nhi đang nỗ lực mỗi ngày để tập đứng. Mẹ là người chăm sóc và đồng hành với em trong quá trình điều trị, bố đi làm lo kinh tế gia đình.
Trao khung tập đứng thẳng trẻ khuyết tật cho em Hoàng Diệu Nhi ở Hà Đông – Hà Nội
STT 365 – Khung tập đứng sấp trẻ khuyết tật có ụ ngồi
Trao dụng cụ số 365 – khung tập đứng sấp trẻ khuyết tật có ụ ngồi cho em Nguyễn Như Ngà (2013) con mẹ Hoa ở Hoàng Mai – Hà Nội. Em bị bại não thể múa vờn, đã ngồi vững và đang tập đứng. Hàng ngày, mẹ là người chăm sóc và tập luyện cùng em, mọi chi tiêu của cả gia đình 4 người đều phụ thuộc vào đồng lương của bố. Em luôn mong sẽ có một chiếc khung tập đứng để hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng của mình.
Trao khung tập đứng sấp trẻ khuyết tật có ụ ngồi cho em Nguyễn Như Ngà ở Hoàng Mai – Hà Nội.
STT 366 – Khung đi inox
Diệu An bị bại não thể co cứng, đang trong giai đoạn tập đứng vịn, đi men, hiện đang tập phục hồi chức năng tại trung tâm Đắc Thắng. Mẹ các em ở nhà chăm sóc và đưa con đi tập luyện, kinh tế gia đình phụ thuộc vào bố làm nghề tự do. Em rất vui khi nhận được dụng cụ số 366 – khung đi inox cho trẻ khuyết tật của chương trình “Thoát khỏi sàn nhà 2023”.
Em Nguyễn Diệu An (Hà Nội) nhận khung đi inox của chương trình
STT 367 – Xe lăn Phana
Em Đinh Thị Thảo Nguyên (2015), con mẹ Hằng ở thôn Hoan Ái – xã Tân Việt, Yên Mỹ, Hưng Yên nhận xe lăn Phana – dụng cụ thứ 367 của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Em bị bại não thể co cứng, mới biết trườn. Mẹ các em ở nhà chăm sóc và đưa con đi tập luyện, kinh tế gia đình phụ thuộc vào bố làm nghề tự do.
Em Đinh Thị Thảo Nguyên (2015) ở thôn Hoan Ái – xã Tân Việt, Yên Mỹ, Hưng Yên
nhận xe lăn Phana của chương trình
STT 368 – Khung tập đi người lớn cho người CP trưởng thành
Em Nguyễn Mạnh Khang ở Hoàng Mai – Hà Nội nhận dụng cụ số 368 – khung tập đi người lớn cho người CP trưởng thành thuộc dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Khang bị bại não, chưa tự đứng và đi men được.
Chị Cao Lan Anh – Phó Chủ tịch CPFAV trao khung tập đi cho em Mạnh Khang (Hoàng Mai – Hà Nội)
STT 369 – 398 – Xe lăn Phana
Ngày 18/4/2023, 30 chiếc xe lăn đã được trao đến tận tay các trẻ bại não có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình. Danh sách trẻ bại não nhận xe lăn:
STT | Họ tên trẻ | Ngày, tháng năm sinh | Địa chỉ | Loại xe |
---|---|---|---|---|
1 | Đào Văn Chiến | 1/6/2015 | Tam Hòa, Hòa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa | Xe lăn Phana PN58 |
2 | Ngô Diệu Linh | 6/1/2021 | Thôn Thanh Xuân, xã Đồng Thắng, Triệu Sơn, Thanh Hóa | Xe lăn Phana PN58 |
3 | Nguyễn Văn Minh Quang | 7/5/2020 | 180 Lề Đê, thôn nguyên lý xã Thiệu Nguyên, Thiệu Hóa, Thanh Hóa | Xe lăn Phana PN58 |
4 | Lê Thế Anh Nhân | 5/6/2017 | Thôn Thanh Châu xã Thanh Sơn thị xã Nghi Sơn | Xe lăn Phana PN58 |
5 | Vi Hà Minh Tuấn | 7/13/2013 | Bản Lốc, xã Trung Tiến , Huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa | Xe lăn Phana PN58 |
6 | Đào Thị Huyền Như | 10/30/2020 | 86 thôn Hồng Sơn, xã Thăng Bình, huyện Nông Cống, Thanh Hóa | Xe lăn Phana PN58 |
7 | Nguyễn Đăng Khoa | 9/3/2019 | Thôn hùng thành. Xã Da Lộc. Huyện hậu Lộc. Tinh thanh hóa | Xe lăn Phana PN58 |
8 | Nguyễn Công Phúc Khang | 10/9/2019 | Thôn Yên Trường xã Đông Yên huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa | Xe lăn Phana PN58 |
9 | Trịnh Minh Khang | 3/4/2019 | Thôn Mỹ Thượng 3, xã Bắc Lương, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa | Xe lăn Phana PN58 |
10 | Nguyễn Hồng Minh | 10/14/2016 | Thôn 4 Kỳ Khôi, xã Quảng Khê huyện Quảng Xương, Thanh Hóa | Xe lăn Phana PN58 |
11 | Lê Minh Quân | 4/1/2017 | Thị trấn Thường Xuân , huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá | Xe lăn Phana PN58 |
12 | Nguyễn Xuân Minh Khôi | 2/22/2019 | Thọ Lâm, Thọ Xuân, Thanh Hóa | Xe lăn Phana PN58 |
13 | Phạm Hải Nam | 12/6/2018 | Thôn Cánh Én - Cẩm Thành, Cẩm Thuỷ, Thanh Hóa | Xe lăn Phana PN58 |
14 | Nguyễn Ngọc Tuấn Tú | 5/1/2018 | Thôn 3, Thiệu Lý, Thiệu hóa Thanh Hóa | Xe lăn Phana PN58 |
15 | Trịnh Lê Tuấn Kiệt | 11/2/2017 | Thôn Oanh Kiều, xã Thiệu Công Thiệu Hóa, Thanh Hóa | Xe lăn Phana PN58 |
16 | Nhữ Hoàng Trưởng | 10/13/2020 | Thôn Hà Nội xã Hoằng cát, Hoằng Hóa, Thanh Hóa | Xe lăn Phana PN58 |
17 | Vũ Lê Như Quỳnh | 2/18/2016 | Thôn Đa nẫm, xã Yên Phú, huyện Yên Định, TP Thanh Hóa | Xe lăn Phana PN58 L1 |
18 | Lê Công Nghĩa | 3/9/2017 | Thôn Hải, Quảng Nham, Quảng Xương Thanh Hoá | Xe lăn Phana PN58 L1 |
19 | Nguyễn Hữu Tuấn Anh | 1/6/2015 | Khu phố Bắc kỳ, Trung Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa | Xe lăn Phana PN58 L1 |
20 | Lê Trịnh Thiên An | 1/18/2017 | Phố 1 , Thị trấn Triệu Sơn, triệu Sơn | Xe lăn Phana PN58 L1 |
21 | Hoàng Sơn Tùng | 7/28/2015 | Thôn Khánh Hội, xã Thiệu Duy, Thiệu Hóa, Thanh Hóa | Xe lăn Phana PN58 L1 |
22 | Trịnh Đoàn Bích Ngọc | 12/4/2014 | Thôn Ngoại 2, Nga Giáp, Nga Sơn, Thanh Hoá | Xe lăn Phana PN58 L1 |
23 | Nguyễn Bảo Ngọc | 7/29/2016 | Thôn Phú Cốc, xã Thành Thọ, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa | Xe lăn Phana PN58 L1 |
24 | Hà Thị Thanh Trúc | 5/28/2019 | 53 Đông Quang, phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa | Xe lăn Phana PN58 L1 |
25 | Tống Thị Thu Hiền | 7/4/2011 | Da thôn 9, Bồng Sơn, Hà Tiến, Hà Trung, Thang Hóa | Xe lăn Phana PN58 L1 |
26 | Bạch Trung Thông | 10/7/2014 | Xóm Gạo, xã Thanh Sơn, huyện Lương Sơn | Xe lăn Phana PN58 |
27 | Hoàng Mạnh Huy | 5/18/2018 | Xóm Quê Sụ, xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn | Xe lăn Phana PN58 |
28 | Đỗ Như Quỳnh | 11/11/2019 | Thôn Dị, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy | Xe lăn Phana PN58 |
29 | Hà Thị Phương Thảo | 12/29/2014 | Xóm Riêng, xã Tu Lý, huyện Đà Bắc | Xe lăn Phana PN58 |
30 | Hoàng Thái An | 19/1/2014 | Xóm Đồng Bung, xã Nhuận Trạch huyện Lương Sơn, Hòa Bình | Xe lăn Phana PN58N |
TKSN 369 – 398: Trao 30 xe lăn cho trẻ bại não tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa
STT 399 – Ghế ngồi nhỏ cho trẻ khuyết tật
Em Bùi Ngọc Thương (2019) ở xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình nhận dụng cụ số 399 – ghế ngồi nhỏ cho trẻ khuyết tật thuộc dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Thương bị bại não, cổ yếu, chưa biết ngồi, chưa biết nói. Gia đình thuộc hộ nghèo.
Trao ghế ngồi nhỏ cho trẻ khuyết tật cho em Bùi Ngọc Thương (Lạc Sơn, Hòa Bình)
STT 400 – Khung tập đứng sấp cho trẻ khuyết tật
Em Nguyễn Nhật Hà Chi (2016) con mẹ Hồng Luyến ở xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình nhận khung tập đứng sấp cho trẻ khuyết tật – dụng cụ số 400 của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Em bị bại não, đã biết ngồi và nói được nhưng chân yếu.
Em Nguyễn Nhật Hà Chi (Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) nhận khung tập đứng sấp cho trẻ khuyết tật của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”
STT 401 – Bàn tập đứng loại nhỏ cho trẻ khuyết tật
Em Phạm Quang Đăng (2018) ở xóm Mỏ Ngô, xã Hợp Thành, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình nhận bàn tập đứng loại nhỏ cho trẻ khuyết tật – dụng cụ số 401 của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Em bị bại não, đang trong giai đoạn tập đứng.
Em Phạm Quang Đăng (Hợp Thành, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) nhận bàn tập đứng loại nhỏ cho trẻ khuyết tật của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”
STT 402 – Khung tập bò
Em Bùi Tuấn Vũ (2019) ở Hợp Tiến, Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình nhận dụng cụ số 402 – khung tập bò của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Em bị bại não, đang trong giai đoạn tập bò.
Trao khung tập bò của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023” cho em Bùi Tuấn Vũ (Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình)
STT 403 – Khung tập đi có ghế ngồi
Em Nguyễn Anh Khang (2013) ở Xóm Thượng Bầu, xã Xuất Hóa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình nhận dụng cụ số 403 – khung tập đi có ghế ngồi của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Em bị bại não, đang trong giai đoạn tập đi.
Em Nguyễn Anh Khang (Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) nhận khung tập đi có ghế ngồi
của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”.
STT 404 – Xe lăn Lucas
Em Nguyễn Minh Nhật (2014), con mẹ Đào Thị Nguyên ở An Bình .Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình nhận dụng cụ số 404 – xe lăn Lucas của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Ảnh hưởng của căn bệnh bại não khiến em chỉ có thể nằm một chỗ, không thể đi lại như bao người khác. Hi vọng rằng, chiếc xe sẽ là người bạn giúp em có thể ngồi lên ngắm nhìn cuộc sống, để cha mẹ chăm sóc em đỡ vất vả hơn.
Em Nguyễn Minh Nhật (An Bình, Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) nhận xe lăn Lucas
của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”
STT 405 – Khung tập đứng thẳng
Em Phạm Thanh Tùng (2019), ở phường Tân Thịnh, TP. Hòa Bình nhận dụng cụ số 405 – Khung tập đứng thẳng của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Em bị bại não, đang trong giai đoạn tập đứng.
Trao khung tập đứng thẳng của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023” cho em Phạm Thanh Tùng
(phường Tân Thịnh, TP. Hòa Bình)
STT 406 – Trục lăn
Em Y Thịnh Mlo (2020), ở 53 buôn Drao, xã Cư Né, huyện Krông Buk. Đắc Lắc nhận dụng cụ số 406 – Trục lăn của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Em bị bại não, chưa kiểm soát được đầu cổ.
Trao dụng cụ TKSN 406 – Trục lăn cho em Y Thịnh Mlo ở Đắk Lắk
STT 407 – Khung tập bò
Em Đặng Đình Bảo (2020) ở xã Phúc Sơn, Anh Sơn, Nghệ An nhận dụng cụ số 407 – khung tập bò của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Em bị bại não, đang trong giai đoạn tập bò.
Trao dụng cụ TKSN 407 – khung tập bò của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023” cho em Đặng Đình Bảo (Nghệ An)
STT 408 – Nón bảo vệ đầu cho trẻ bại não
Em Hà Anh Tú (2017) ở Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội. Em bị bại não, chưa kiểm soát được đầu cổ. Em rất vui khi nhận được dụng cụ số 408 – Nón bảo vệ đầu cho trẻ bại não của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”.
Trao dụng cụ TKSN 408 – Nón bảo vệ đầu cho trẻ bại não cho em Anh Tú (Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội)
STT 409 – Nón bảo vệ đầu cho trẻ bại não
Em Ưn (2014) ở làng Ròng Xa, Hnol, huyện Đắk Đoa, Gia Lai. Em bị bại não, chưa kiểm soát được đầu cổ. Em rất vui khi nhận được dụng cụ số 408 – Nón bảo vệ đầu cho trẻ bại não của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”.
Trao dụng cụ TKSN 409 – Nón bảo vệ đầu cho trẻ bại não cho em Ưn (Gia Lai)
STT 410 – Bục tam giác lớn
Em Lê Anh Thư (2018) ở Đông Hà, Quảng Trị. Em bị bại não, chưa kiểm soát được đầu cổ. Em rất vui khi nhận được dụng cụ số 410 – Bục tam giác lớn của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”.
Trao dụng cụ TKSN 410 – Bục tam giác lớn cho em Lê Anh Thư (Quảng Trị)
STT 411 – Nón bảo vệ đầu cho trẻ bại não
Em Nguyễn Quốc Khánh (2016) ở Thanh Trì, Hà Nội. Em bị bại não, đang trong giai đoạn tập ngồi. Em rất vui khi nhận được dụng cụ số 411 – Nón bảo vệ đầu cho trẻ bại não của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”.
Trao dụng cụ TKSN 411 – Nón bảo vệ đầu cho trẻ bại não cho em Nguyễn Quốc Khánh (Hà Nội)
STT 412 – Bục tam giác lớn
Em Nguyễn Tiến Lực (2018) ở huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An nhận dụng cụ số 412 – Bục tam giác lớn của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Em bị bại não, chưa kiểm soát được đầu cổ.
Trao dụng cụ TKSN 412 – Bục tam giác lớn cho em Nguyễn Tiến Lực (Long An)
STT 413 – Bục tam giác lớn
Em Nguyễn Đăng Bảo Châu (2019) ở Phúc Thọ, Hà Nội nhận dụng cụ số 413 – Bục tam giác lớn của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Em bị bại não, cổ yếu, đang trong giai đoạn tập ngồi.
Trao dụng cụ TKSN 413 – Bục tam giác lớn cho em Nguyễn Đăng Bảo Châu (Hà Nội)
STT 414 – Trục lăn
Em Cà Đức Phú (2021) ở Bản Cọ, phường Chiềng An, TP. Sơn La nhận trục lăn – dụng cụ số 414 của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Em bị bại não, mới biết lẫy, đang trong giai đoạn tập ngồi, tập bò.
Trao dụng cụ TKSN 414 – Trục lăn cho em Cà Đức Phú (Sơn La)
STT 415 – Trục lăn
Em Hồ Ngọc Ma Ni (2021) ở thôn Phước Lộc, xã Sơn Giang, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên nhận dụng cụ số 415 – Trục lăn của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Em bị bại não, đang trong giai đoạn tập ngồi.
Trao dụng cụ TKSN 415 – Trục lăn cho em Hồ Ngọc Ma Ni (Phú Yên)
STT 416 – Trục lăn
Em Vi Bảo Trân (2015) ở Chí Linh, Hải Dương nhận dụng cụ số 416 – Trục lăn của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Em bị bại não, đang trong giai đoạn tập đứng.
Trao dụng cụ TKSN 416 – Trục lăn cho em Vi Bảo Trân (Hải Dương)
STT 417 – Trục lăn sơ sinh
Em Phan Diệp Chi (2020) ở Diễn Thành, Diễn Châu, Nghệ An nhận dụng cụ số 417 – Trục lăn sơ sinh của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Em bị bại não, chưa đi đứng được.
Trao dụng cụ TKSN 417 – Trục lăn sơ sinh cho em Phan Diệp Chi (Nghệ An)
STT 418 – Trục lăn
Em Hoàng Hữu An Tường (2014) ở Đông Hà, Quảng Trị nhận dụng cụ số 418 – Trục lăn sơ sinh của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Em bị bại não, đang trong giai đoạn tập ngồi.
Trao dụng cụ TKSN 418 – Trục lăn cho em Hoàng Hữu An Tường (Quảng Trị)
STT 419 – Nón bảo vệ đầu cho trẻ bại não
Em Vi Thị Như Quỳnh (2021) ở xã Tơ Tưng, huyện Kbang, Gia Lai. Em bị bại não, chưa đi đứng được. Em rất vui khi nhận được dụng cụ số 419 – Nón bảo vệ đầu cho trẻ bại não của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”.
Trao dụng cụ TKSN 419 – Nón bảo vệ đầu cho trẻ bại não cho em Vi Thị Như Quỳnh (Gia Lai)
STT 420 – Nón bảo vệ đầu cho trẻ bại não
Em Vũ Tiến Đạt ở Hải Ninh, Hải Hậu, Nam Định. Em bị bại não, đang trong giai đoạn tập lẫy lật, bò. Em rất vui khi nhận được dụng cụ số 420 – Nón bảo vệ đầu cho trẻ bại não của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”.
Trao dụng cụ TKSN 420 – Nón bảo vệ đầu cho trẻ bại não cho em Vũ Tiến Đạt (Nam Định)
STT 421 – Trục lăn
Em Bùi Ngọc Khánh Vy (2020) ở xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai nhận trục lăn – dụng cụ số 421 của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Em bị bại não, đang trong giai đoạn tập ngồi, tập bò.
Trao dụng cụ TKSN 421 – Trục lăn cho em Bùi Ngọc Khánh Vy (Đồng Nai)
STT 422 – Trục lăn
Em Phạm Đăng Khoa (2020) ở Đông Hòa, Đông Á, Đông Hưng, Thái Bình nhận trục lăn – dụng cụ số 422 của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Em bị bại não, đang trong giai đoạn tập ngồi, tập bò.
Trao dụng cụ TKSN 422 – Trục lăn cho em Phạm Đăng Khoa (Thái Bình)
STT 423 – Nón bảo vệ đầu cho trẻ bại não
Em Nguyễn Thị Bảo Ngọc (2017) ở xóm Văn Tân, xã Nhân Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An. Em bị bại não, đang trong giai đoạn tập đi. Trong khuôn khổ dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”, em nhận được dụng cụ số 423 – Nón bảo vệ đầu cho trẻ bại não.
Trao dụng cụ TKSN 423 – Nón bảo vệ đầu cho trẻ bại não cho em Nguyễn Thị Bảo Ngọc (Nghệ An)
STT 424 – Nón bảo vệ đầu cho trẻ bại não
Em Nguyễn Xuân Nhật Minh (2018) ở An Thượng, Hoài Đức, Hà Nội. Em bị bại não, ngồi chưa vững. Em rất vui khi nhận được dụng cụ số 424 – Nón bảo vệ đầu cho trẻ bại não của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”.
Trao dụng cụ TKSN 424 – Nón bảo vệ đầu cho trẻ bại não cho em Nguyễn Xuân Nhật Minh (Hà Nội)
STT 425 – Trục lăn sơ sinh
Em Lại Trí Nhân (2023) ở Bến Cát, Bình Dương nhận trục lăn – dụng cụ số 425 của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Em bị bại não, chưa kiểm soát được đầu cổ
Trao dụng cụ TKSN 425 – Trục lăn cho em Lại Trí Nhân (Bình Dương)
STT 426 – Khung tập đi lớn
Em Vũ Duy Mạnh (2012) ở Kim Động, Hưng Yên mắc chứng bại não, đang trong giai đoạn tập đi. Trong khuôn khổ của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”, em nhận được dụng cụ số 426 – Khung tập đi lớn, hỗ trợ quá trình tập đi của em để Mạnh sớm tiến bộ trong thời gian tới.
Trao dụng cụ TKSN 426 – Khung tập đi lớn cho em Vũ Duy Mạnh (Hưng Yên)
STT 427 – Bập bênh chữ nhật nhỏ
Em Lương Trọng Phúc (2018) ở thành phố Hồ Chí Minh mắc chứng bại não, hiện em đã biết đi nhưng thăng bằng còn kém. Trong khuôn khổ của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”, em nhận được dụng cụ số 427 – Bập bênh chữ nhật nhỏ, hỗ trợ quá trình tập luyện để em cải thiện thăng bằng của bản thân.
Trao dụng cụ TKSN 427 – Bập bênh chữ nhật nhỏ cho em Lương Trọng Phúc (TP. Hồ Chí Minh)
STT 428 – Bập bênh chữ nhật nhỏ
Em Đình Đức Lộc (2019) ở Cao Phong, Hòa Bình nhận được dụng cụ số 428 – Bập bênh chữ nhật nhỏ của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Em bị bại não, mới mổ nối gân, đang trong giai đoạn tập thăng bằng, tập đi
Trao dụng cụ TKSN 428 – Bập bênh chữ nhật nhỏ cho em Đình Đức Lộc (Hòa Bình)
STT 429 – Xe lăn Lucas
Em Trần Thị Nhâm ở Quỳ Hợp, Nghệ An mắc chứng bại não, bị co cứng cơ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào người thân. Trong khuôn khổ của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”, em nhận được dụng cụ số 429 – Xe lăn Lucas, hỗ trợ Nhâm trong sinh hoạt hàng ngày.
Trao dụng cụ TKSN 429 – Xe lăn Lucas cho em Trần Thị Ngọc Nhâm (Nghệ An)
STT 430 – Trục lăn
Em Nguyễn Phạm Bảo Ngọc (2019) ở Thanh Trì, Hà Nội nhận dụng cụ số 430 – Trục lăn của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Em bị bại não, cổ yếu, đang trong giai đoạn tập ngồi.
Trao dụng cụ TKSN 430 – Trục lăn cho em Nguyễn Phạm Bảo Ngọc (Hà Nội)
STT 431 – Bập bênh chữ nhật nhỏ
Em Hoàng Nguyễn Bảo Anh (2017) ở Thanh Xuân, Hà Nội nhận được dụng cụ số 431 – Bập bênh chữ nhật nhỏ của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Em bị bại não, đã đi được nhưng thăng bằng còn kém
Trao dụng cụ TKSN 431 – Bập bênh chữ nhật nhỏ cho em Hoàng Nguyễn Bảo Anh (Hà Nội)
STT 432 – Bục gỗ kéo gân gót
Em Nguyễn Thùy Dương (2018) ở Nam Từ Liêm, Hà Nội nhận dụng cụ số 432 – Bục gỗ kéo gân gót của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Em bị bại não, đi nhón gót, đang trong giai đoạn tập đi.
Trao dụng cụ TKSN 432 – Bục gỗ kéo gân gót cho em Nguyễn Thùy Dương (Hà Nội)
STT 433 – Ghế tập ngồi số 1
Trao dụng cụ số 433 – Ghế tập ngồi số 1 của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023” cho em Nguyễn Hải Đăng (2020) ở Hoàng Mai, Hà Nội. Em bị bại não, 3 tuổi chưa ngồi vững, chưa đứng được, đang tập ngồi. Mẹ phải ở nhà chăm con kinh tế phụ thuộc vào bố. Hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Em Nguyễn Hải Đăng (Hoàng Mai, Hà Nội) nhận dụng cụ TKSN 433 – Ghế tập ngồi số 1
STT 434 – Khung tập đứng số 1
Trao dụng cụ số 434 – Khung tập đứng số 1 của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023” cho em Trần Đức Trọng (2018) ở Hà Đông, Hà Nội. Em bị bại não thể co cứng, chưa đi đứng được. Mẹ ở nhà chăm con, một mình bố gồng gánh kinh tế gia đình, hoàn cảnh rất khó khăn.
Em Trần Đức Trọng (Hà Đông, Hà Nội) nhận dụng cụ TKSN 434 – Khung tập đứng số 1
STT 435 – Khung tập đứng số 2
Trao dụng cụ số 435 – Khung tập đứng số 2 của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023” cho em Đỗ Phạm Thanh Lam (2014) ở Nam Từ Liêm, Hà Nội. Em bị bại não thể co cứng, đang trong giai đoạn tập đứng. Mẹ ở nhà chăm con, bố là lao động tự do.
Trao dụng cụ TKSN 435 – Khung tập đứng số 2 cho em Đỗ Phạm Thanh Lam (Hà Nội)
STT 436 – Ghế tập ngồi số 2
Em Nguyễn Nhật Nam (2019) ở Đại Từ, Thái Nguyên nhận dụng cụ số 436 – Ghế tập ngồi số 2 của dự án “Thoát khỏi sàn nhà 2023”. Em bị bại não thể co cứng tứ chi, chưa đi, chưa nói được. Mẹ phải ở nhà chăm con, hàng ngày đưa con đi tập, một mình bố đi làm nuôi cả gia đình. Gia đinh thuộc hộ cận nghèo của địa phương.
Trao dụng cụ TKSN 436 – Ghế tập ngồi số 2 cho em Nguyễn Nhật Nam (Thái Nguyên)