BÁO CÁO KẾT QUẢ DỰ ÁN “KHÔNG ĐỂ AI BỊ BỎ LẠI: TĂNG CƯỜNG ĐỘ BAO PHỦ TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM KHUYẾT TẬT TẠI BA VÌ, HÀ NỘI, VIỆT NAM NĂM 2024”

Thông tin về dự án

Tên dự án: Không để ai bị bỏ lại phía sau: Tăng cường tiêm chủng cho trẻ khuyết tật tại Việt Nam

Điều tra viên chính
  • Giáo sư Elizabeth Elliott (Chuyên khoa Sức khỏe Trẻ em và Vị thành niên của Đại học Sydney và Bệnh viện Nhi đồng Westmead)
  • Giáo sư Gulam Khandaker (Đơn vị Y tế Công cộng Trung tâm Queensland, Bệnh viện và Trung tâm Dịch vụ Y tế Queensland)
Đồng điều tra viên − Úc
  • Tiến sĩ Tasneem Karim (Liên minh bại não, Đại học Sydney)
  • Giáo sư Kristine Macartney (Trung tâm Nghiên cứu và Giám sát Tiêm chủng Quốc gia)
  • Tiến sĩ Sarah McIntyre (Liên minh bại não, Đại học Sydney)
  • Điều phối A/Giáo sư Hayley Smithers-Sheedy (Liên minh Bại não, Đại học Sydney)
  • Giáo sư Nadia Badawi (Liên minh bại não, Đại học Sydney)
  • Shiva Shrestha (Trung tâm Nghiên cứu và Giám sát Tiêm chủng Quốc gia)
  • Robyn Hobbs (Trung tâm Nghiên cứu và Giám sát Tiêm chủng Quốc gia)
Đồng điều tra viên − Việt Nam
  • GS Cao Minh Châu (Đại học Phenikaa)
  • GS Nguyễn Văn Bằng (Đại học Phenikaa)
  • Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Anh (Đại học Y Hà Nội)
  • Tiến sĩ Khúc Thị Hồng Hạnh (Đại học Phenikaa)
  • Bác sĩ Nguyễn Ngọc Tân (Trung tâm Phục hồi chức năng cho người khuyết tật Thụy An, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
  • ThS. Đinh Thị Lan Anh, Chủ tịch và Người sáng lập Hội Gia đình trẻ em và người bại não Việt Nam (CPFAV)

Các thành viên nhóm nghiên cứu dự án

Sau hơn 1 năm triển khai từ tháng 8/2023, dự án: “Tăng cường độ bao phủ tiêm chủng cho trẻ khuyết tật tại Ba Vì, Hà Nội, Việt Nam” đã hoàn thành. Sáng ngày 02/10/2024, tại Đại học Phenikaa, Hà Nội, nhóm tác giả đã thực hiện Hội thảo Báo cáo kết quả dự án.

Hội thảo báo cáo kết quả dự án: “Tăng cường độ bao phủ tiêm chủng cho trẻ khuyết tật tại Ba Vì, Hà Nội, Việt Nam” diễn ra ngày 02/10/2024 tại trường đại học Phenikaa (Hà Nội)

Hội thảo đã có sự tham gia của nhiều chuyên gia, đơn vị chuyên môn đến từ: Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Đại học Sydney, Đại học Phenikaa, Đại học Y Hà Nội, Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, Viện Nghiên cứu Sydney, Đại sứ quán Úc và đặc biệt là nhóm các tổ chức cha mẹ đa dạng tật: Hội Gia đình trẻ em và người bại não Việt Nam, Hội Cha mẹ trẻ khiếm thính và người khiếm thính Việt Nam, Câu lạc bộ những tia nắng màu xanh (trẻ Down), CLB Hòa nhập và hướng nghiệp cho trẻ bại não.

GS.TS Phạm Thành Huy – Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa phát biểu tại Hội thảo

Trong khuôn khổ chương trình, GS.TS Cao Minh Châu (Đại học Phenikaa) và Giáo sư Elizabeth Elliott (Đại học Sydney và Bệnh viện Nhi đồng Westmead) đã báo cáo những thông tin cơ bản về dự án.

GS.TS Cao Minh Châu (Đại học Phenikaa) báo cáo tại Hội thảo

GS.TS Elizabeth Elliott (Đại học Sydney và Bệnh viện Nhi đồng Westmead) báo cáo tại Hội thảo

Dự án do Bộ Ngoại giao và Thương mại Chính phủ Úc (DFAT) tài trợ và được triển khai thực hiện bởi các đối tác: nhóm Giáo sư Đại học Sydney, Bệnh viện Nhi đồng Westmead, Đại học Penikaa, Đại học Y Hà Nội, Trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thuỵ An, Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam – CPFAV, Liên minh bại não Úc, ARIA, NCIRC, Queensland Government, CQ University Australia.

Mục tiêu của dự án là đánh giá tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em khuyết tật tại Việt Nam, xác định các rào cản trong việc tiêm chủng và trình bày các chiến lược để cải thiện tỷ lệ tiêm chủng cho các bên liên quan chính, góp phần vào tầm nhìn toàn cầu về việc đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong Chương trình Tiêm chủng cho năm 2030.
 

Dự án được triển khai từ tháng 8/2023 đến tháng 10/2024 qua 2 giai đoạn nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Thay mặt nhóm tác giả BS. Khúc Thị Hồng Hạnh và ThS.BS Đoàn Ngân Hoa – nghiên cứu viên, giảng viên trường đại học Phenikaa đã công bố các kết quả định tính và định lượng của dự án.

Theo đó, mục tiêu của nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá tỷ lệ tiêm chủng cho TEKT từ 2 đến 17 tuổi ở huyện Ba Vì, Hà Nội và xác định các rào cản và yếu tố thuận lợi trong việc tiêm chủng cho những trẻ em này. Nghiên cứu định lượng được tiến hành theo nghiên cứu cắt ngang thu thập dữ liệu 155 TEKT đã được xác nhận và sống ở Ba Vì ít nhất 6 tháng, thu thập dữ liệu thông qua người chăm sóc chính của TEKT bởi chuyên gia y tế với công cụ là các phiếu bảng hỏi.

Nghiên cứu định tính với mục tiêu là tìm hiểu những yếu tố xã hội và hành vi là các rào cản và yếu tố thúc đẩy quá trình tiêm chủng vacxin cho trẻ em và thanh thiếu niên có khuyết tật từ 2 đến 17 tuổi tại xã Thụy An, Ba Vì, Hà Nội. Giai đoạn nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua 4 phiên thảo luận nhóm với sự tham gia của 9 nhân viên y tế, 10 lãnh đạo cộng đồng và 12 cha mẹ trẻ khuyết tật. Trên cơ sở 4 phiên thảo luận, dự án phân tích tổng hợp kết quả dựa trên khung lý thuyết về các yếu tố hành vi và xã hội ảnh hưởng tới tiêm chủng, bao gồm: Lòng tin và thái độ, môi trường và xã hội tại địa phương, động lực cá nhân và khả năng tiếp cận dịch vụ tiêm chủng, để từ đó đưa ra những đề xuất về giáo dục và chính sách y tế công cộng.

Một số hình ảnh tại Hội thảo

Về phía Hội Gia đình trẻ em và người bại não Việt Nam, chị Đinh Thị Lan Anh – Chủ tịch Hội đã là thành viên dự án tham gia từ những ngày đầu tiên. Đây là dự án đầu tiên Văn phòng CPFAV được tham gia ở tất cả các giai đoạn: khảo sát, phỏng vấn, điều tra, gỡ băng, dịch thuật, thiết kế, truyền thông,… Đó cũng là cơ hội để Hội Gia đình trẻ em và người bại não Việt Nam được nâng cao năng lực tham gia nghiên cứu khoa học, thực hành kĩ năng, cập nhật kiến thức để từ đó xây dựng các chương trình truyền thông, tổ chức các hoạt động của cha mẹ, phối hợp với các đơn vị chuyên môn nâng cao nhận thức cho cha mẹ, góp phần tăng tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ khuyết tật ở Việt Nam.

ThS. Đinh Thị Lan Anh – Chủ tịch Hội Gia đình trẻ em và người bại não Việt Nam đã tham gia thành viên từ những ngày đầu tiên dự án được triển khai

Mong rằng, đề tài nghiên cứu sẽ được triển khai rộng hơn trên nhiều địa phương khác, đặc biệt là ở các vùng sâu vùng xa nơi mà tỷ lệ trẻ được tiêm chủng chắc chắn còn thấp hơn rất nhiều, để góp phần tăng tỷ lệ tiêm chủng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ em khuyết tật.

PHP Code Snippets Powered By : XYZScripts.com
Gọi ngay